So sánh eular 2010 với 1987 năm 2024

TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3

1.1. Đại cương viêm khớp dạng thấp...........................................................................................3 1.1.1.Đại cương......................................................................................................................3 1.1.2. Dịch tễ học.....................................................................................................................3 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm khớp dạng thấp.......................................5 1.1.5. Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh................................................................................7 1.1.6. Tiên lượng – hậu quả....................................................................................................8 1.1.7. Sơ lược về quá trình hình thành và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm...............8 1.2. Một số nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam và trên thế giới..........................13 1.2.1. Một số nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp ở việt nam..............................................13 1.2.1. Một số nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp ở trên thế giới....................................1314 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................19 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................19 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.........................................................................................19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................................19 2.1.3. cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện.......................................................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang..........................................................................19 2.2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................19 2.3.3. Xử lý số liệu.................................................................................................................23 2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu.........................................................................................................24 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25 3.1.1. Đặc điểm về tuổi..........................................................................................................25 3.1.2. Đặc điểm về giới..........................................................................................................26 3.1.3. Thang điểm đau VAS...................................................................................................26 3.1.4. Mức độ hoạt động bệnh (DAS-28)..............................................................................27 3.2. Mối liên quan giữa kháng thể anti-CCP và RF trong viêm khớp dạng thấp......................27 3.3. Đặc điểm triệu chứng theo các tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010 và ACR 1987.................28 3.3.1. Đặc điểm các triệu chứng bệnh lí theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010......................28 3.3.2. Đặc điểm các triệu chứng bệnh lí theo tiêu chuẩn ACR 1987.....................................30

3.4. Đánh giá khả năng áp dụng của tiêu chuẩn chẩn đoán EULAR/ACR 2010 so với tiêu chuẩn ACR 1987........................................................................................................................32 3.4.1. Thời gian mắc bệnh theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010...........................................32 3.4.2. Thời gian mắc bệnh theo tiêu chuẩn ACR 1987..........................................................32 3.4.3. So sánh thời gian mắc bênh trung bình theo EULAR/ACR 2010 và ACR 1987.......33 CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN........................................................................................................34

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn phổ biến (ảnh hưởng 1% dân số thế giới), diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Chẩn đoán bệnh sớm có vai trò quan trọng trong điều trị và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và yếu tố dạng thấp RF, protein phản ứng C (C-reactive protein - CRP) và tốc độ máu lắng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện muộn; RF không hoàn toàn đặc hiệu cho viêm khớp dạng thấp, cũng có thể xuất hiện ở những người già khỏe mạnh hoặc ở những bệnh nhân bị các bệnh tự miễn hoặc nhiễm khuẩn khác; còn CRP và máu lắng là dấu hiệu của phản ứng viêm nói chung. Do đó, chẩn đoán sớm bệnh gặp nhiều khó khăn.

Gần đây, việc định lượng tự kháng thể IgG kháng Peptide Citrulline mạch vòng (Anti-CCP) trong huyết thanh đặc hiệu hơn với viêm khớp dạng thấp đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh này có hiệu quả hơn. Xét nghiệm tìm kháng thể Anti-CCP đã được Schellekens và cộng sự báo cáo lần đầu vào năm 1998 với độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu 96% trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra sự có mặt của kháng thể Anti-CCP ngoài việc góp phần khẳng định chẩn đoán bệnh và theo dõi điều trị còn có giá trị tiên lượng bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu sử dụng cả yếu tố dạng thấp và kháng thể Anti-CCP thì chúng sẽ hỗ trợ tốt cho chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và điều trị bệnh sẽ chính xác hơn.

Hiện nay, anti-CCP được định lượng bằng kỹ thuật định lượng miễn dịch điện hóa phát quang (electrochemiluminescence immunoassay- “ECLIA”) trên máy phân tích miễn dịch tự động Cobas E601 (Roche), được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện TWQĐ 108.

Trước đây việc chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp dựa vào tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR ) 1987. Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40-90% và độ đặc hiệu từ 50-90%. Những năm gần đây, xét nghiệm Anti-CCP đã được đưa vào bảng tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010 - American College of Rheumatology/ European League Against Rhumatism). Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên, xét nghiệm Anti-CCP không được khuyến cáo sử dụng như là một xét nghiệm sàng lọc, nó được chỉ định trong các trường hợp sau: - Được chỉ định cùng với xét nghiệm RF để giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. - Cũng được chỉ định tiếp sau một xét nghiệm RF (-) tính, nhưng bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như đau khớp và viêm khớp đối xứng, làm cho người thầy thuốc nghi ngờ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. - Cũng có thể được chỉ định để giúp đánh giá sự tiến triển viêm khớp dạng thấp ở các bệnh nhân viêm khớp không đặc hiệu, có một số triệu chứng lâm sàng gợi ý nhưng không hội đủ các tiêu chuẩn của một viêm khớp dạng thấp. Các kết quả thu được cần phải được đánh giá trong sự kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. - Nếu cả anti-CCP (+) tính và RF (+) tính, bệnh nhân nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp và có thể bệnh đang tiến triến nặng hơn. - Nếu anti-CCP (+) tính nhưng RF (-) tính và các triệu chứng lâm sàng thể hiện bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân có thể bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm hoặc viêm khớp dạng thấp sẽ tiến triển trong tương lai. Theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, khoảng 95% các bệnh nhân có anti-CCP (+) tính sẽ tiến triển thành viêm khớp dạng thấp trong tương lai. - Nếu anti-CCP (-) tính nhưng RF (+) tính và các triệu chứng lâm sàng thể hiện bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân có thể bị viêm khớp dạng thấp hoặc bị một số các viêm khác. - Nếu cả anti-CCP và RF đều (-) tính, ít có khả năng bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chủ yếu dựa vào lâm sàng, do đó viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán với các triệu chứng lâm sàng điển hình ngay cả khi các kháng thể tự miễn (-) tính. Tóm lại, Anti-CCP giúp bác sĩ lâm sàng có thêm công cụ chẩn đoán sớm Viêm khớp dạng thấp. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp sớm cho bệnh nhân, giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và giảm tỉ lệ biến chứng mà bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp sẽ mắc phải.