Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Việc phân biệt SUV và crossover hiện nay khiến người tiêu dùng khá lúng túng, ngay cả các hãng xe cũng không phân định rõ ràng.

Xu hướng của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu trong vài năm trở lại đây là SUV và crossover. SUV và crossover từng là 2 dòng xe có khái niệm rõ ràng, nhưng hiện nay nhiều mẫu xe gọi là SUV cũng được và gọi là crossover cũng đúng. Vậy 2 dòng xe này có thật sự khác biệt hay đơn thuần chỉ là cách gọi khác nhau?

Khái niệm ban đầu

SUV (Sport Utility Vehicle) được định nghĩa là xe thể thao đa dụng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đặc trưng của SUV là thiết kế theo dạng phần thân xe nằm trên khung xe (body on frame).

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Toyota Land Cruiser là mẫu SUV tiêu biểu với thân xe nằm trên khung xe chắc chắn.

Các bộ phận chính của thân xe sẽ được sản xuất riêng và lắp lên khung xe tương tự các mẫu xe tải hạng nhẹ. Nhờ cấu trúc này, SUV có khả năng chịu tải tốt, cải thiện khả năng off-road và giảm tiếng ồn từ mặt đường lên khoang xe nhờ hệ thống khung gầm rời.

Với thân hình to lớn, gầm cao nên SUV có khả năng trèo đèo lội suối và đi off-road đáng nể. Bên cạnh đó, những cấu hình 5-7 chỗ của đa số SUV cũng phù hợp với nhu cầu gia đình hiện đại. Vì sự đa dụng đó nên SUV bắt đầu được ưa chuộng tại Việt Nam từ những năm 2000 với cái tên tiêu biểu là Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero. Nhược điểm của SUV là khối lượng nặng, cồng kềnh và tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Về sau, giá nhiên liệu tăng cao cùng những yêu cầu về khí thải nên người tiêu dùng cần một chiếc xe gầm cao, rộng rãi nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Dòng crossover ra đời dựa trên nhu cầu đó.

Crossover (hay Crossover Utility Vehicle - CUV), là dòng xe gầm cao tương tự SUV nhưng sở hữu cấu trúc khung liền thân (unibody hay monocoque body) tương tự sedan.

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Với kích thước to lớn, kiểu dáng vuông vức, Range Rover Sport thực chất là mẫu crossover với khung liền thân.

Crossover từng được xem là dòng xe lai giữa SUV và sedan. Do sử dụng cấu trúc khung liền thân nên crossover có kích thước nhỏ và kiểu dáng mềm mại hơn SUV.

So với SUV, crossver có ưu điểm là kiểu dáng đẹp mắt, kích cỡ nhỏ, khối lượng nhẹ và cảm giác phản hồi từ mặt đường tốt hơn. Bù lại, khả năng off-road của crossover chỉ ở mức vừa đủ do cấu trúc khung liền thân và khoảng sáng gầm thấp hơn.

Tuy nhiên có vẻ như chính các hãng xe cũng không còn tuân theo những định nghĩa này. Hàng loạt mẫu xe mang định nghĩa crossover ra đời nhưng được các hãng xe gọi là SUV.

Khó phân biệt SUV và crossover

Cách đây hơn 10 năm, những mẫu xe SUV hay crossver rất dễ phân biệt. SUV thường có gầm cao hơn, to lớn và thường có thiết kế vuông vức. Trong khi đó, crossover nhỏ hơn, kiểu dáng mềm mại hơn. Đặt một chiếc Toyota Land Cruiser và BMW X6 cạnh nhau, bạn dễ dàng phân biệt được Land Cruiser là SUV và X6 là crossover. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của hơn 10 năm về trước hoặc với những mẫu xe quá đặc trưng.

Ngay cả các hãng xe cũng không mấy quan tâm đến việc xe của họ là crossover hay SUV. Đa số crossover đều được gọi chung là SUV. Bản thân BMW sau này cũng coi X6 là một chiếc SUV. Chiếc Mitsubishi Outlander sở hữu khung liền thân của crossover nhưng vẫn được chính hãng Mitsubishi tại một số nước gọi là SUV, trong đó có Mỹ và Malaysia.

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Outlander mang khung liền thân của crossover nhưng Mitsubishi vẫn gọi mẫu xe này là SUV.

Đối thủ của Outlander là Honda CR-V cũng được coi là một mẫu SUV hạng trung. Lexus dùng khái niệm SUV cho tất cả mẫu xe gầm cao của hãng, từ các dòng xe sử dụng khung liền thân với kiểu dáng thiên về crossover như UX, RX, NX cho đến những mẫu xe chuẩn SUV với kiểu thân nằm trên khung như GX và LX.

Điều tương tự cũng xảy ra với các mẫu siêu SUV và SUV siêu sang như Bentley Bentayga, Lamborghini Urus và Rolls-Royce Cullinan. Các mẫu xe được mặc định là SUV dù sở hữu kiểu khung liền thân.

Tuy nhiên, những mẫu SUV đích thực thì không thể gọi là crossover. Ford có thể gọi mẫu crossover sử dụng khung liền thân EcoSport là một chiếc SUV đô thị nhưng không thể gọi chiếc Everest là crossover. Bạn cũng không bao giờ thấy từ crossover đi kèm với Toyota Land Cruiser hay Mercedes-Benz G-Class.

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Crossover có thể được gọi là SUV nhưng SUV truyền thống như Mercedes-Benz G-Class thì không được xem là crossover.

Có thể thấy hiện nay, định nghĩa SUV được dùng chung cho tất cả xe có thiết kế gầm cao, dù sử dụng khung liền thân hay thân xe trên khung. Chỉ cần một chiếc xe được tạo ra với những đường nét thiết kế mang hơi hướm SUV, nó sẽ được hãng xe gọi là SUV.

Bên cạnh đó, việc gắn mác SUV cho chiếc crossover còn giúp các hãng tự tin hơn khi giới thiệu đến người tiêu dùng. Từ lâu, khái niệm SUV đại diện cho những mẫu xe mạnh mẽ, hầm hố, rộng rãi, hệ thống khung chắc chắn và có thể chinh phục mọi địa hình. Đó cũng là điều mà các hãng xe muốn chiếc crossover hướng đến.

Kết cấu khung gầm

SUV (viết tắt của Sport Utility Vehicle) tức dòng xe thể thao đa dụng gầm cao có kết cấu khung rời (body-on-frame) tương tự xe bán tải, xe tải hạng nhẹ. Nó được hiểu là phần thân vỏ và phần khung gầm không liền khối mà được tách để sản xuất rồi mới lắp ráp với nhau.

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Nhờ cấu trúc body-on-frame mà xe SUV có khả năng chống vặn xoắn khi phải chịu tải cao hoặc di chuyển trên địa hình khó...

Nhìn từ bên ngoài, nhiều người sẽ nhầm crossover - CUV (viết tắt của Crossover Utility Vehicle) với xe SUV bởi kiểu dáng gầm cao tương tự. Tuy nhiên, chúng có khác biệt lớn nhất ở cấu trúc khung và thân xe.

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Crossover có cấu tạo phần thân vỏ xe liền với phần khung gầm (unibody) tương tự sedan nên đây có thể coi là "con lai" của SUV và sedan. Với cấu trúc khung liền, trọng lượng của xe CUV nhẹ hơn nhưng khả năng chịu tải không cao và vận hành địa hình khắc nghiệt khó đạt được như SUV.

Kiểu dáng

Được thiết kế để chinh phục địa hình đúng "chất" off-road, SUV sở hữu kích thước lớn, kiểu dáng thể thao, hầm hố và khoảng sáng gầm xe lớn. Sử dụng nền tảng khung gầm của xe bán tải/xe tải nên nhìn từ bên ngoài, SUV thường mang thân hình cứng cáp.

Trong khi đó, CUV là sản phẩm được lai tạo giữa vẻ thanh lịch của sedan và tính đa dụng của SUV, thiết kế vì thế có phần mềm mại.  Thông thường, những chiếc CUV có kích thước nhỏ và thiết kế gọn gàng hơn xe SUV, dù vẫn chạy địa hình khá nhờ khoảng sáng gầm tốt.

Khả năng vận hành

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Nhờ kết cấu khung gầm body-on-frame, SUV có khả năng chịu tải, chịu vặn xoắn tốt. Dòng này cũng thường sử dụng hệ dẫn động bốn bánh nhằm đảm bảo tính ổn định và độ bám đường khi di chuyển trên các điều kiện địa hình khó. Kết hợp với đặc tính gầm cao, xe SUV mang lại khả năng off-road dễ dàng, trở thành lựa chọn của nhiều người dùng mong muốn trải nghiệm chinh phục địa hình.

Trong khi đó, crossover thường hướng đến một mẫu xe phục vụ gia đình hơn là chinh phục địa hình. Thiết kế unibody giúp crossover mang lại khả năng vận hành êm ái và ổn định. Nhiều mẫu crossover hiện nay có khoảng sáng gầm lớn, được trang bị hệ dẫn động bốn bánh nhưng off-road không phải thế mạnh.

Mức tiêu thụ nhiên liệu

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Với kiểu khung gầm liền khối unibody, CUV thường có trọng lượng nhẹ hơn SUV, cải thiện trong hiệu suất vận hành và mức tiêu hao nhiên liệu. Còn xe SUV với đặc tính thân hình cao to nên sẽ sử dụng động cơ có dung tích lớn, trọng lượng xe nặng, do đó thường sẽ "ngốn" nhiều nhiên liệu hơn CUV.

Sự khác biệt về khung gầm và thân xe còn mang lại nhiều khác biệt nữa khi vận hành một chiếc SUV so với CUV. Tuy nhiên hiện nay, các nhà sản xuất liên tục phát triển các công nghệ để khắc phục nhược điểm, bổ sung thêm các ưu điểm của nhau giữa hai dòng xe này.

SUV và CUV phổ biến ở Việt Nam

Ở phân khúc crossover, không khó để "điểm mặt" những cái tên có doanh số tốt tại Việt Nam như Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson (thuộc phân khúc crossover cỡ C) hay các mẫu crossover cỡ B chẳng hạn Hyundai Kona, Kia Seltos...

Sự khác nhau giữa xe suv và crossover

Những SUV thực thụ được phát triển dựa trên nền tảng body-on-frame đang lăn bánh ở nước ta có thể kể đến như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest, Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser...

Thực tế, một số mẫu SUV thực thụ trước đây đã chuyển sang dùng kết cấu thân liền khung của CUV. Ngược lại, nhiều mẫu CUV lại được các hãng sản xuất gọi chung là SUV. Từ sự đan xen và chống lần, cách làm marketing, mục đích thúc đẩy thương hiệu mà hai khái niệm này dần trở nên hòa trộn vào nhau.