Tại sao lại bị lỗi win

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số cách khắc phục lỗi máy tính không khởi động được vào màn hình Desktop.

Đây là những cách mà mình vẫn thường hay áp dụng khi gặp sự cố này và thấy nó cũng khá là hiệu quả.

Chính vì vậy mà mình đã quyết định viết lại một bài hướng dẫn hoàn chỉnh giúp cho những bạn đang gặp lỗi này có thể tự giải quyết một cách nhanh chóng nhất.

NOTE: Ngoài những cách trong bài viết ra, nếu như bạn còn biết thêm cách nào hiệu quả khác thì đừng quên chia sẻ bằng cách comment ở phía bên dưới để anh chị em cùng học hỏi nhé.

I. Hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính không khởi động được

#1. Gỡ bỏ phần mềm mà bạn đã cài trước khi Windows xảy ra lỗi

Trước khi hệ điều hành Windows của bạn xảy ra lỗi bạn có cài đặt thêm phần mềm hay ứng dụng nào không ? nếu như bạn đã đặt một phần mềm nào đó thì hãy gỡ chúng ra nhé.

Đây là nguyên nhân rất thường gặp và dẫn tới lỗi máy tính không khởi động được, có thể là do phần mềm mà bạn vừa cài vào máy tính bị xung đột với một phần mềm khác đã có trên máy tính.

Có thể bạn đang thắc mắc là đã không khởi động vào Windows được thì gỡ bằng cách nào đúng không ? Rất đơn giản thôi, bạn hãy truy cập vào chế độ Safe Mode => và sau đó thực hiện gỡ bỏ phần mềm đó đi là xong.

=> Sau khi đã thực hiện gỡ bỏ xong thì bạn hãy khởi động lại máy tính để xem kết quả.

#2. Loại bỏ phần cứng như Ram, ổ đĩa, ổ cứng….. nếu như bạn mới lắp thêm

Đây cũng là một nguyên nhân mà mình thường gặp, nó giống với việc bạn mới cài thêm phần mềm mà bị xung đột vậy. Chính vì thế bạn hãy thử:

  • Tháo các linh kiện phần cứng mà bạn vừa gắn vào => sau đó khởi động lại xem kết quả thế nào. Bước này giúp chúng ta xác định chính xác nguyên nhân lỗi là do phần cứng hay là lỗi do hệ điều hành Windows.
  • Nếu như bạn đang kết nối USB, ổ cứng rời…. thì bạn cũng thử tháo bỏ hết ra nhé. Nói chung là chỉ để lại chuột với bàn phím thôi, rồi khởi động lại máy tính xem sao.

=> Đôi khi bạn lắp thêm phần cứng vào thì nguồn điện cung cấp cho máy tính không đủ dẫn tới máy tính không thể khởi động lên được.

#3. Sử dụng tính năng Last Known Good Configuration

Đây  là một cách khá hay để khắc phục lỗi khó chịu này. Bạn thực hiện như sau:

Truy cập vào chế độ Safe Mode [xem hướng dẫn] => sau đó chọn dòng Last Known Good Configuration [advanced] => sau đó nhấn Enter để thực hiện Fix lỗi.

#4. Vô hiệu hóa các phần mềm khởi động cùng hệ thống vào các dịch vụ

Bạn cũng truy cập vào chế độ Safe Mode, sau đó làm như sau:

Mở hộp thoại Run [Windows  + R] => nhập vào từ khóa msconfig => nhấn Enter để thực hiện.

Tại đây bạn hãy thử Disable tất cả các phần mềm/ dịch vụ ở tab Startup  đi => nhấn OK và khởi động lại máy tính để xem kết quả nhé.

Cách này thì phải yêu cầu bạn có đĩa cài Win, hoặc USB cài đặt Win của hệ điều hành Windows mà bạn đang sử dụng cho máy tính.

Cách truy cập vào System Recovery Options thì bạn hãy xem bài hướng dẫn này nhé => sau đó bạn hãy chọn Command Prompt như hình bên dưới.

Okey, cửa sổ cmd hiện ra, bạn hãy sử dụng các lệnh sau:

chkdsk C: /r

Trong đó: C là phân vùng mà bạn đã cài đặt Windows, thông thường là ổ C, nhưng nếu của bạn là ổ khác thì hãy đổi lại cho đúng nhé => sau đó nhấn Enter để thực hiện.

Tiếp tục sử dụng lệnh sau:

sfc /scannow /offbootdir=c:\ /offwindir=c:\windows

Trong đó: C là phân vùng chứa hệ điều hành Windows => sau đó nhấn Enter để thực hiện.

Sau khi lệnh chạy xong bạn hãy sử dụng lệnh exit để thoát.

=> Giờ thì bạn hãy thử khởi động lại máy tính xem đã khắc phục được chưa nhé.

#6. Thử nạp lại MBR, Fixboot, Rebuild BCD xem sao

+ Cách 1: Bạn có thể nạp lại MBR cho ổ cứng, bạn có thể làm theo bài hướng dẫn này nhé: Sửa lỗi Ghost xong không vào được Windows [bị màn hình đen..]

+ Cách 2: Còn nếu như bạn vừa làm theo Cách 5 ở bên trên, thì bạn có thể nạp lại MBR thông qua cửa sổ CMD một cách dễ dàng.

Thực hiện:

Cũng tại cửa sổ  System Recovery Options bạn chọn Command Prompt để mở cửa sổ cmd ra, sau đó bạn sử dụng các lệnh sau đây:

  1. Bạn hãy nhập lệnh diskpart => nhấn Enter
  2. Tiếp tục nhập lệnh list volume => nhấn Enter. Mục đích của lệnh này là để chúng ta xem phân vùng chứa hệ điều hành có ký tự là gì. Trong ví dụ bên dưới thì phân vùng chứa Win là ổ C đó.
  3. Bây giờ bạn hãy nhập lệnh exit => nhấn Enter để thoát.

Okey, bây giờ bạn thực hiện nhập tiếp các lệnh bên dưới vào. Sau mỗi lệnh thì bạn hãy nhấn Enter để thực hiện nhé.

bootrec / fixmbr bootrec / fixboot bootrec / RebuildBcd

chkdsk /f /r C:

=> Nhập y nếu được hỏi.

Bây giờ bạn hãy khởi động lại máy tính để xem kết quả.

#7. Repair lại Windows

Đây là một cách cũng khá là hiệu quả trong trường hợp này. Cách này có thể fix được khá nhiều lỗi đó, và mình thì cũng đã có một bài hướng dẫn khá chi tiết rồi.

Nếu như bạn chưa đọc thì tham khảo lại bài viết này nhé: Sửa lỗi không Boot được vào Windows với 2 cách đơn giản !

Note: Các bạn làm theo Cách 1 trong bài viết đó ha.

#8. Cài lại Windows hoặc Ghost lại là cách cuối cùng bạn nên làm

Chính xác là như vậy, nếu như bạn đã làm các cách trên mà vẫn không thể khắc phục được lỗi thì tốt nhất là nên cài lại Windows để tránh mất thời gian.

Vì nói cho cùng thì việc sửa lỗi Win khá là mất thời gian, đôi khi thời gian tìm cách sửa lỗi còn nhiều hơn thời gian cài lại Win ý.

NOTE: Nếu như bạn không dám cài lại Windows vì còn dữ liệu đang lưu ở ngoài màn hình Desktop.

Hoặc là các thư mục như Download, Document.. đang chứa dữ liệu quan trọng thì không sao, mình đã có một bài viết hướng dẫn các bạn khôi phục lại dữ liệu khi không vào được Windows rồi đó.

=> Đây là những bài viết rất đáng để đọc, nếu như bạn đọc một cách nghiêm túc thì mình đảm bảo sẽ thực hiện được một cách rất dễ dàng.

Còn nếu như bạn gặp khó khăn hay vướng mắc chỗ nào thì cứ comment ở bên dưới, mình sẽ hỗ trợ một cách sớm nhất có thể.

II. Lời kết

Vâng ! trên đây là 7 cách sửa lỗi máy tính không khởi động vào được Windows mà mình vẫn thường hay áp dụng, bạn có thể làm theo đúng quy trình từ trên xuống dưới để tiết kiệm thời gian nhất.

Một điều quan trọng nữa mà mình muốn nhắn gửi tới các bạn đó là nếu như bạn đã thực hiện thành công với 1 cách nào khác thì hãy chia sẻ ở bên dưới nhé. Điều này sẽ giúp các bạn khác đang bị lỗi này có thể khắc phục được nhanh hơn. Thanks !

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Máy tính để bànhay laptop là thiết bị không thể thiếu trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ gặp trường hợp chiếc máy tính của mình bị lỗi. Trong bài viết này, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu tổng hợp 15 lỗi thường gặp trên máy tính nhé!

1Máy bị treo

Máy bị treo là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop hay PC trong một khoảng thời gian dài. Khi gặp lỗi này, bạn sẽ không thể di chuyển chuột hay thao tác bàn phím trên máy.

Nguyên nhân: Do sự xung đột phần mềm khi cài đặt, chạy nhiều chương trình cùng lúc, do CPU quá nóng do thiết bị tản nhiệt hay quạt tản nhiệt có vấn đề, đôi khi cũng do driver của máy bị lỗi.

Cách khắc phục:

  • Khởi động lại máy tính
  • Cập nhật hệ điều hành mới
  • Đối với những lỗi phần mềm: Bạn chỉ cần gỡ phần mềm và cài lại trên máy tính.
  • Gỡ CPU ra và vệ sinh lại một số bộ phận như quạt tản nhiệt, RAM, gắn quạt làm mát ổ cứng...
  • Sửa hoặc thay ổ cứng mới, lưu ýsao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.

2Lỗi ổ cứng

Ổ cứng bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ, truy xuất dữ liệu và ghi nhớ và chạy các hệ thống phần mềm trên máy tính. Nếu chúng hoạt động trong một thời gian dài, không thể tránh khỏi lỗi ổ cứng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những tác vụ trên máy tính. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể làm mất dữ liệu quan trọng được lưu trong máy tính của bạn.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Máy tính thường xuyên bị đơ, lag chậm dần, ổcứng thường xuyên phát ra tiếng động lạ.
  • Ổ cứng báo lỗi “Hard disk Corrupted”.
  • Máy tính hoặc laptop phát ra âm thanh ồn.
  • Lỗi ổ cứng nhận trong BIOS nhưng không nhận trên Windows.

Nguyên nhân:

  • Do ổ cứng phải thường xuyên hoạt động trên những tác vụ nặngtrong một thời gian dài gây giảm hiệu suất.
  • Ổ cứng bị phân mảnh: Sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu sẽ được ghi đầy trong đĩa mà không được sắp xếp và phân bố rõ ràng, dẫn đến tình trạng quá tải dữ liệu tải một phân vùng nào đó.

Cách khắc phục:

  • Thay ổ cứng mới.
  • Sử dụng một số phần mềm để sửa lỗi ổ cứng như Norton Save & Restore 2.0, HDD Regenerator... [Lưu ý: cần sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi thực hiện để tránh mất dữ liệu.]

3Lỗi bàn phím

Bàn phím là một trong những bộ phận quan trọng trên máy tính, đây được coi là phương thức giao tiếp giữa con người với máy tính. Sau quá trình dài sử dụng, bàn phím máy tính có thể gặp tình trạng cũ hỏng, tuột phím hoặc gặp lỗi khi sử dụng.

Cách khắc phục:Nên thay bàn phím mới cho máy tính.

Lưu ý: Cần chọn đúng loại bàn phím cùng thương hiệu với máy tính để tránh những lỗi xung đột driver hoặc phần mềm điều khiển chúng.

4Không kết nối được với wifi

Không kết nối được với wifi là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop hay PC.

Nguyên nhân:Do người cài đặt chỉnh sai thông số hoặc cũng có thể do lỗi modem hay đường truyền Internet không ổn định.

Cách khắc phục: Tùy thuộc vào từng dòng máy tính hay hệ điều hành mà máy tính cài đặt mà ta có thể khắc phục sự cố này.

  • Đầu tiên bạn phải kiểm tra để chắc chắn rằng mạng wifi có hoạt động, sau đó kiểm tra lại địa chỉ IP xem máy đã cấu hình đúng chưa.
  • Có một số máy có nút tắt bật wifi ngay trên bàn phím, bạn phải kiểm tra xem đã dược bật chưa.
  • Xem xét cấu hình lại modem hoặc router của nhà mạng cung cấp.
  • Trong trường hợp làm hết các thao tác trên máy mà vẫn không kết nối được wifi thì bạn cần liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ.

5Không nạp được pin

Máy tính không nạp được pin là lỗi phổ biến mà nhiều người dùng laptop đều gặp phải. Sau một thời gian dài sử dụng, thời lượng sử dụng pin của máy bắt đầu giảm dần, đôi khi máy bị sập nguồn chỉ sau một vài phút khởi động.

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện có vấn đề như:bị tắt, hỏng hóc, không có điện,...
  • Pin bị chai/ hỏng sau thời gian dài sử dụng
  • Cục sạc/ dây sạc bị hư
  • Khe cắm sạc bị lỏng, dẫn đến việc kết nối không ổn định giữa bộ sạc và khe cắm sạc của máy tính.
  • Máy tính bị quá nóng cũng có thể khiến máy không nạp được pin, ngoài ra còn làm chai, giảm tuổi thọ pin hay gây ra các hậu quả khác như cháy nổ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại nguồn điện
  • Kiểm tra cục sạc, dây sạc, trong trường hợp nếu hỏng thì phải thay mới
  • Thay pin mới cho máy tính

6Ổ đĩa chạy chậm

Máy tính gặp lỗi ổ đĩa chạy chậm sẽ khiến cho việc thao tác cũng như thời gian tải và chạy các chương trình trên máy tính mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên nhân:

  • Do ổ đĩa bị phân mảnh khiếncác tập tin, dữ liệu bị phân tán không theo thứ tự, khiến cho ổ cứng và máy tính mất nhiều thời gian hơn để tìm và truy xuất ra các dữ liệu đó.
  • Do ổ đĩa chứa quá nhiều dữ liệulàm cho tốc độ xử lý của máy tính ngày càng chậm đi.
  • Do ổ đĩa bị lỗi.
  • Do bị virus hoặc sử dụng các phần mềm độc hại.

Cách khắc phục:

  • Chống phân mảnh ổ cứng: Xem chi tiết các bước thực hiện tại đây.
  • Thường xuyên dọn dẹp ổ cứng, xóa các tập tin và ứng dụng không cần thiết trên máy tính.
  • Cài phần mềm diệt virus cho máy tính

7Hỏng hệ thống

Khi máy tính gặp lỗi hỏng hệ thống, bạn sẽ không thể khởi động cũng như thao tác được trên máy tính của mình.

Nguyên nhân: Do các file hệ thống bị lỗi hoặc lỗi do ổ cứng gây ra.

Cách khắc phục:

  • Sửa lại file lỗi của hệ thống.
  • Tháo hẳn ổ cứng của máy tính ra, sau đó gắn vào máy tính khác để kiểm tra lỗi và khắc phục.
  • Cài lại toàn bộ hệ điều hành cho máy tính.

8Máy quá nóng

Máy tính khi làm việc lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng nóng máy, gây nên xung đột hoặc treo máy.

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh các cửa gió và bộ phận quạt tản nhiệt của máy tính.
  • Trong trường hợp việc vệ sinh máy không giải quyết được tình trạng trên, bạn có thể nâng cấp BIOS của hệ thống.

9Dung lượng bộ nhớ nhỏ

Việc lưu trữ nhiều tập tin dữ liệu lớn hoặc phải chạy các phần mềm có dung lượng lớn khiến cho bộ nhớ máy tính không thể đáp ứng.

Cách khắc phục: Nâng cấp hoặc thay ổ cứng mới với dung lượng lớn hơn.

Lưu ý: Nên chọn những loại ổ cứng tương thích với dòng máy để tránh xảy ra lỗi xung đột ổ cứng trên máy tính.

10Màn hình bị xanh

Lỗi màn hình xanh là lỗi màn hình máy tính bỗng dưng bị xanh và hiển thị thông báo bị lỗi khi đang sử dụng, lúc này bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào trên máy tính.

Nguyên nhân:

  • Driver không tương thích với máy tính hoặc do cài nhầm Driver của phiên bản Windows khác.
  • Thanh RAM và khe cắm RAM của máy tính bị bẩn hoặc bị lỗi.
  • Bản Windows bị lỗi.
  • Xung đột phần mềm.
  • Máy tính bị nhiễm virus.
  • Một thành phần trong máy tính không xử lý theo kịp các thành phần khác kéo theo làm chậm toàn bộ hệ thống.

Cách khắc phục:

  • Tháo thanh RAM máy tính ra và vệ sinh sạch sẽ thanh RAM cũng như khe cắm RAM, sau đó lắp lại đúng vị trí.
  • Cài bản Windows mới cho máy tính
  • Gỡ phần mềm cài gần đây nhất ra để tránh gây xung đột phần mềm.
  • Quét virus cho máy tính.
  • Nâng cấp hoặc thay mới ổ cứng.

11Không cài được ứng dụng, phần mềm

Cài đặt các ứng dụng hay phần mềm trên máy tính là việc khá quen thuộc với nhiều người khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng máy tính hiển thị những thông báo khá khó chịu từ Windows như từ chối chạy hay báo lỗi,…

Nguyên nhân:

  • Cài đặt phần mềm, ứng dụng có dung lượng lớn hơn dung lượng của Windows.
  • Cài đặt phiên bản cũ trước khi cài đặt phiên bản mới của phần mềm nên dẫn đến phiên bản mới của phần mềm đè lên phiên bản cũ đang được cài đặt trên Windows.
  • Nhiều phần mềm sẽ không hiểu khi đặt tên thư mục bằng Tiếng Việt, dẫn đến việc cài đặt không thành công.

Cách khắc phục:

  • Cài đặt trên quyền quản trị cao nhất [Run as Administrator].
  • Cài đặt phiên bản phù hợp.
  • Gỡ phiên bản cài đặt cũ trước khi cài đặt phiên bản mới của phần mềm.
  • Đặt lại tên thư mục đó dưới dạng không dấu.

12Không đặt được password cho Windows

Một lỗi cũng rất hay gặp khi sử dụng máy tính nữa đó chính là lỗi không thể đặt password [mật khẩu] cho Windows. Khi gặp lỗi này, màn hình sẽ hiển thị thông báo Windows cannot change the pasword.

Nguyên nhân:Bạn đang ở quyền User [người dùng] không phải là quyền Admin [quản trị viên], vì vậy bạn không có quyền thay đổi mật khẩu.

Cách khắc phục: Đăng nhập vào tài khoản Administrator để tiến hành thay đổi mật khẩu.

13Lỗi font chữ trên máy tính

Tình trạng lỗi font chữ trên máy tính xảy ra khiến bạn không gõ được tiếng Việt hoặc lỗi font chữ khi sử dụng trình duyệt web,…

Nguyên nhân:Máy tính hay laptop của bạn thiếu font chữ hoặc do trình duyệt bị lỗi font.

Cách khắc phục:Tải về bản font tiếng Việt và cài đặt vào máy tính.

14Mạng máy tính bị dấu chấm than vàng

Tình trạng này xảy ra khi biểu tượng mạng hiển thị chấm than màu vàng, và bạn không thể truy cập vào Internet trên máy tính.

Nguyên nhân:

  • Đầu dây mạng bị lỏng, bao gồm đầu tiếp xúc với máy tính và đầu kết nối từ Modem, Switch... ra.
  • Địa chỉ IP của máy không nằm trong giải cấp phát của thiết bị.
  • Modem, Switch quá cũ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại jack cắm, xóa mạng Wifi và kết nối lại.
  • Đặt lại địa chỉ IP.
  • Thay đổi địa chỉ DNS.
  • Liên hệ nhà cung cấp mạng để được hỗ trợ.

15Lỗi không tắt được máy tính

Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi lúc bạn sẽ gặp trường hợp máy tính bị lỗi không tắt được.

Nguyên nhân: Có thể từ lỗi phần cứng hay phần mềm.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra xem còn ứng dụng nào chưa được tắt hay không.
  • Hủy Fast Bootup để sửa lỗi không tắt máy tính.
  • Dùng Command Prompt [Admin] để tắt máy tính.
  • Vô hiệu hóa và cài lại Driver.

Mời bạn tham khảo một số laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH:

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân 15 lỗi thường gặp trên máy tính cũng như cách khắc phục đơn giản. Chúc bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề