Tiếp xúc với người f0 bao lâu thì phát bệnh

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sau tiếp xúc F0 bao lâu test COVID-19 mới chính xác?

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp nên nguy cơ chúng ta tiếp xúc với F0 là rất lớn. Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19 nhưng có phải test nhanh ngay không? Lúc nào cho kết quả chính xác?

Theo BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Không thể biết chắc chắn là test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác”. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày. Do đó, không ai có thể nói chắc chắn rằng sau khi tiếp xúc với F0 test nhanh vào ngày nào sẽ cho kết quả chính xác 100%, nhất là khi không có triệu chứng.

Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.

Nếu có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra nhằm có những tư vấn chuyên môn.

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hiện nay, số ca F0 hàng ngày đang có xu hướng tăng cao ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mối quan tâm của nhiều người dân lúc này là nếu không may tiếp xúc với F0 thì phải làm sao? Tiếp xúc F0 bao lâu thì bị nhiễm và sau bao lâu thì phát bệnh?

Theo phân loại mới nhất của Bộ Y tế, ca bệnh xác định [F0] là một trong các trường hợp sau đây:

  • Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền virus [PCR].
  • Người tiếp xúc gần [F1] và có kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
  • Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ.
  • Người có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính 2 lần liên tiếp [xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 tiếng kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2] và có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1].

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC Mỹ] bạn hãy xét nghiệm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để cho kết quả chính xác tùy thuộc vào việc bạn đã tiêm vắc xin hay chưa.

Sau khi tiếp xúc với F0, nếu bạn chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả xét nghiệm dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu bạn đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian này là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với F0.

Sở dĩ cần khoảng thời gian chờ này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển cho đến khi các xét nghiệm có thể phát hiện được chúng.

Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, dù bạn đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, thường xuyên rửa tayđeo khẩu trang, tránh tiếp xúc để không lây bệnh cho người khác.

Vắc xin phòng Covid-19 hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu mới đây cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị bệnh lây từ F0 không triệu chứng.

Với những người có triệu chứng nhiễm Covid-19, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu xét nghiệm test nhanh lần 2 tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

  • Ở nhà và cách ly ít nhất đủ 5 ngày trọn vẹn.
  • Đeo khẩu trang ôm khít nếu như phải ở gần người khác trong nhà.
  • Không đi du lịch.
  • Xét nghiệm ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng, hãy xét nghiệm ít nhất 5 ngày sau lần tiếp xúc gần gần nhất với F0.
  • Sau khi cách ly cần tiếp tục theo dõi triệu chứng cho đến 10 ngày sau lần cuối tiếp xúc với F0.
  • Tránh đi lại: Tốt nhất là bạn nên tránh đi du lịch cho đến hết 10 ngày kể từ sau lần cuối cùng bạn tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Nếu quý vị hình thành triệu chứng: Cần tự cô lập ngay và xét nghiệm. Tiếp tục ở nhà cho đến khi biết kết quả và đeo khẩu trang ôm khít khi ở gần người khác.
  • Tránh ở gần những người có nguy cơ cao.

  • Không cách ly: Bạn không cần phải ở nhà nếu không xuất hiện triệu chứng.
  • Xét nghiệm ngay cả khi không hình thành triệu chứng, hãy xét nghiệm ít nhất 5 ngày sau lần tiếp xúc gần gần nhất với F0.
  • Theo dõi các triệu chứng cho đến 10 ngày sau lần cuối bạn tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Nếu bạn xuất hiện triệu chứng, hãy tự cô lập ngay và xét nghiệm. Tiếp tục ở nhà theo dõi cho đến khi biết kết quả xét nghiệm. Đeo khẩu trang ôm khít khi bạn phải ở gần người khác.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho đến ngày thứ 10.

  • Không cách ly: Bạn không cần phải ở nhà nếu không xuất hiện triệu chứng.
  • Theo dõi các triệu chứng cho đến 10 ngày sau lần cuối bạn tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Nếu bạn xuất hiện triệu chứng, hãy tự cô lập ngay và xét nghiệm. Tiếp tục ở nhà theo dõi cho đến khi biết kết quả xét nghiệm. Đeo khẩu trang ôm khít khi bạn phải ở gần người khác.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho đến ngày thứ 10.

Khi Covid-19 vẫn đang là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và mọi người. Khi mọi người tập trung với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được lưu thông.

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc tiếp xúc với F0 mà bạn cần lưu ý để có thể bảo vệ sức khỏe chính mình và cộng đồng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid ở người bình thường là cơ sở để thực hiện sàng lọc và kiểm soát sự lây lan virus trong cộng đồng. Cùng các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về thời gian nhiễm bệnh đối với người bình thường sau khi tiếp xúc virus SARS-CoV-2 thông qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Virus SARS-CoV-2 ngoài môi trường có khả năng tồn tại như thế nào?

Tất cả những mất mát và tổn thất trong suốt thời gian qua trên toàn cầu được xuất phát từ virus SARS-CoV-2 - tác nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Bên ngoài môi trường, virus có thể tổn tại ở đâu và thời gian sống của nó bao lâu là thắc mắc chung của không ít người.

Trước khi đi tìm lời giải cho nghi vấn tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid, bạn nên biết trong môi trường tự nhiên, sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và thời gian sống của chúng như thế nào để có cách phòng tránh.

Khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 theo nhiệt độ

Virus SARS-CoV-2 có khả năng sống khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

  • Ở mức nhiệt độ từ 40 - 200, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian là 5 ngày.

  • Đối với mức nhiệt trên 200, khả năng sống của virus sẽ có xu hướng yếu dần và từ 330 trở lên thì hoạt động yếu, ít có khả năng lây nhiễm.

  • Đối với mức nhiệt từ 560 trở lên thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm sau thời gian là 30 phút.

Khả năng sống của virus SARS-CoV-2 thay đổi ở các mức nhiệt khác nhau

Virus SARS-CoV-2 sống chủ yếu trên các bề mặt tiếp và trong không khí, không thể tự bay vào mũi con người mà chủ yếu thông qua bàn tay. Do đó mà Bộ y tế khuyến cáo người dân đưa tay lên mặt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Tia UV và các dung dịch sát khuẩn y tế có khả năng tiêu diệt virus trong khoảng thời gian 60 phút.

Thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí và bề mặt

Virus tồn tại trọng không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh lúc ho, hắt hơi và bám lên các bề mặt khi có sự tiếp xúc. Khả năng lây lan của virus trong môi trường cực kỳ nhanh và có thể tồn tại nhiều giờ liền trên bề mặt.

  • Ở nhiệt độ bình thường, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại dưới dạng giọt nước lơ lửng trong không khí lên đến 3 giờ sau khi bắn ra từ người bệnh lúc ho, hắt hơi.

  • Đối với các bề mặt tiếp xúc khác nhau thì khả năng sống của virus cũng có sự thay đổi. Chúng sống lâu nhất khi ở trên bề mặt các vật làm từ nhựa hoặc thép với thời gian có thể là 3 ngày. Đối với bề mặt thép không gỉ và đồng thì chúng tồn tại khoảng 48 giờ. Cuối cùng là bề mặt của tấm bì cứng thì chúng có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dưới dạng nước lơ lửng trong không khí khoảng 3 giờ

Sự tồn tại của virus trong không khí hay bất cứ đâu mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công tác phòng chống dịch mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức bảo vệ mình trước đại dịch của mọi người.

2. Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

Để xác định người bị Covid hay không sẽ được khẳng định sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc kết quả xét nghiệm PCR. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm Covid khi có biểu hiện nghi ngờ hay tiếp xúc với người nhiễm virus.

Tiếp xúc mầm bệnh bao lâu thì kiểm tra có kết quả chính xác?

Người bị Covid sẽ được khẳng định sau khi cán bộ y tế thực hiện test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thời điểm để có kết quả chính xác là âm hay dương tính còn tùy thuộc vào người được kiểm tra đã tiêm vacxin hay chưa.

  • Sau 24 - 48 giờ, những trường hợp chưa tiêm vacxin, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có thể cho kết quả kiểm tra dương tính.

  • Những người đã tiêm vacxin thì sau khi tiếp xúc với virus, sau thời gian 5 - 7 ngày kết quả kiểm tra có thể dương tính với Covid.

Sau 24 - 48 giờ kiểm tra Covid sẽ có kết quả chính xác nếu chưa chích ngừa

Sau khi xâm nhập, virus SARS-CoV-2 cần có thời gian để phát triển, khi nồng độ virus đạt đến một mức độ nhất định có thể gây bệnh thì test nhanh hay xét nghiệm kiểm tra mới có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm hơn thời gian nói trên, nồng độ virus chưa đạt mức có thể cho kết quả âm tính.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bạn cần tự cách ly theo đúng quy định để tránh sự lây lan cho những người xung quanh trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra chính xác nhất. Khoảng thời gian này đối với từng cá nhân chính là câu trả lời cho nghi vấn tiếp xúc với người nhiễm Covid bao lâu thì bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc mầm bệnh là bao lâu?

Khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu tiên cho đến khi xuất hiện triệu chứng Covid khởi phát thì gọi là thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng của từng cá nhân và chủng virus phơi nhiễm mà thời gian ủ bệnh Covid sẽ có sự khác nhau.

  • Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ [CDC Mỹ] thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 - 14 ngày tùy từng trường hợp.

  • Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 - 4 ngày. Đặc biệt, biến chủng Omicron thời gian ủ bệnh còn ngắn hơn các biến chủng khác.

Trong khoảng thời gian này, virus đã sự tồn tại trong cơ thể người và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Chính vì vậy mà những trường hợp khi đã có sự phơi nhiễm với virus thì dù không xuất hiện triệu chứng cũng không được tính là an toàn. Covid hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hơn nữa, hiện nay do đã được tiêm phòng vacxin nên có rất nhiều các trường hợp dương tính với Covid nhưng không có biểu hiện nên bất kể ai cũng phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ chính mình.

Thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid để có thêm thông tin cho bản thân, tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với việc nhiễm bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất chính là tiêm vacxin phòng Covid theo quy định của Bộ y tế.

Tự bảo vệ mình chính là bảo vệ đất nước trước đại dịch toàn cầu Covid-19. Mọi vấn đề có liên quan đến dịch bệnh hay sức khoẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề