Vì sao có người uống bia hay bù ngủ

Rượu là một loại thức uống có cồn phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người cảm thấy khó chịu, đau đầu sau khi uống nhiều rượu, hiện tượng này được gọi là dư chứng say rượu. Biểu hiện của tình trạng dư chứng say rượu khá đa dạng và có biểu hiện đa dạng, khác biệt tùy theo từng cá thể. Đau đầu sau khi uống rượu là biểu hiện thường gặp nhất trên thực tế lâm sàng.

Dư chứng say rượu hay say rượu là những biểu hiện bất thường xuất hiện ở những người uống rượu với số lượng nhiều. Những người trải qua cảm giác say rượu đều than phiền về cảm giác mệt mỏi và khó chịu kéo dài trong ngày hôm sau. Nếu sử dụng quá nhiều rượu bia, di chứng say rượu có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc và các mối quan hệ xã hội.

Khả năng dung nạp khi sử dụng rượu bia khác nhau tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên có một điểm chung là các biểu hiện của di chứng say rượu vào ngày hôm sau sẽ tỷ lệ với số lượng rượu uống vào. Nghĩa là uống càng nhiều rượu thì di chứng say rượu sẽ xuất hiện càng tồi tệ hơn. Không có khuyến cáo cụ thể về việc nên uống bao nhiêu rượu để không gặp phải tình trạng say rượu.

Các triệu chứng khi say rượu không kéo dài mãi và sẽ tự động biến mất dần theo thời gian mà không cần đến thuốc hay các biện pháp can thiệp nào. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng rượu ở mức độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được di chứng say rượu.

Lạm dụng rượu có thể gây suy nhược thần kinh

Rõ ràng, di chứng say rượu xuất hiện sau khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn rượu. Lượng rượu gây ra tình trạng say rượu không được xác định cụ thể là bao nhiêu. Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu. Một số thói quen khi sử dụng rượu làm tăng khả năng gặp phải di chứng say rượu bao gồm:

  • Sử dụng rượu khi đang đói. Tốc độ hấp thu rượu của cơ thể xảy ra nhanh hơn ở dạ dày trống so với khi dạ dày có thức ăn.
  • Sử dụng rượu kết hợp cùng lúc với các chất kích thích khác như thuốc lá.
  • Ngủ ít sau khi uống rượu khiến các biểu hiện của di chứng say rượu xuất hiện vào ngày hôm sau nặng nề hơn.
  • Lựa chọn các loại rượu có màu đậm. Những loại rượu này thường chứa nhiều hóa chất tạo màu và tạo hương vị. Chính những chất này cũng làm tăng khả năng xuất hiện di chứng say rượu.
  • Tiền sử gia đình có người nghiện rượu. Những đối tượng này thường có đáp ứng nhạy cảm hơn và vì thế không nên sử dụng nhiều rượu.

Hút thuốc lá kèm uống rượu làm tăng nguy cơ gây di chứng say rượu

Một số cơ chế thường được lựa chọn để giải thích cho sự xuất hiện của những biểu hiện khác thường khi một người gặp phải tình trạng say rượu như:

  • Rượu là một loại thức uống có cồn và có khả năng gây nghiện. Khi uống rượu, cơ thể người đáp ứng vời lượng cồn trong máu bằng một phản ứng viêm. Chính phản ứng này của hệ miễn dịch sản sinh ra một số chất hóa học khiến cơ thể giảm sự tập trung và ghi nhớ, không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày.
  • Sau khi uống rượu, cơ thể dễ rơi vào trạng thái buồn bã, thay đổi tính tình và trầm cảm.
  • Rượu còn có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ nhưng khi ngủ lại không sâu nên khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Rượu vào đến dạ dày sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng tiết dịch vị và gây ra đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Uống rượu khiến cơ thể bài tiết nước tiểu với lượng nhiều hơn, rất dễ rơi vào trạng thái mất nước. Khi đó, cơ thể dễ cảm thấy chóng mặt, khát nước.
  • Rượu ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể theo hướng giảm nồng độ đường trong máu. Khi hạ đường huyết, cơ thể người sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, hồi hộp, rối loạn tính cách, ngất xỉu và có thể co giật.
  • Rượu kích hoạt làm giãn các mạch máu, tăng lượng máu đến nuôi não bộ khiến người sử dụng rượu thường xuyên cảm thấy đau đầu sau say rượu.

Nhận biết một người đang ở trong trạng thái say rượu không phải là việc làm khó, tuy nhiên biểu hiện của di chứng say rượu rất đa dạng và khác nhau ở từng người. Các triệu chứng thường thấy ở một người say rượu bao gồm:

  • Đau đầu sau khi uống rượu
  • Chóng mặt
  • Giảm tập trung chú ý
  • Dễ lo lắng, xúc động
  • Tính tình thay đổi, thường trở nên khó tính hơn
  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Nhức mỏi cơ bắp toàn thân
  • Da toàn thân đỏ ửng, hay gặp nhất là da mặt
  • Hơi thở có mùi rượu
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu nhận biết của di chứng say rượu

Thông thường, các biểu hiện của di chứng say rượu sẽ tự biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, những người gặp phải di chứng say rượu nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Khó thở hoặc rối loạn nhịp thở
  • Da, niêm mạc nhợt nhạt, tím
  • Rối loạn nhịp tim
  • Lơ mơ, hôn mê, gọi hỏi không trả lời đúng
  • Co giật, động kinh
  • Nôn mửa nhiều lần

Không khó để nhận biết bản thân mình hoặc người thân, bạn bè đang trải qua di chứng say rượu dựa vào các biểu hiện khó chịu xuất hiện sau khi uống nhiều rượu. Di chứng say rượu không cần đến bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào để chẩn đoán và không cần can thiệp y tế nào trong hầu hết các trường hợp. Thông thường, các biểu hiện của tình trạng say rượu sẽ tự biến mất trong vòng 24 giờ hoặc một vài ngày sau đó. Người gặp phải di chứng say rượu có thể thực hiện một số biện pháp sau để có thể cảm thấy dễ chịu hơn như:

  • Uống nhiều nước: rượu khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước. Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu và đỡ mệt mỏi hơn.
  • Ngủ đủ giấc: người say rượu thường xuyên cảm thấy buồn ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ lại không cao. Nghỉ ngơi và ngủ sâu là biện pháp giúp khôi phục cơ thể và giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu của di chứng say rượu.
  • Ăn uống đầy đủ: rượu khiến lượng đường trong máu giảm vì vậy những người sử dụng rượu cần ăn uống đủ để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết. Đồng thời, khi đó lớp thức ăn lót dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc, tránh kích ứng và giảm tốc độ hấp thu rượu vào cơ thể.

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn giải rượu và dễ chịu hơn

Những di chứng để lại sau khi say rượu không hề nhỏ, thậm chí còn có thể để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế bạn nên cân nhắc và sử dụng một lượng vừa phải.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Như bạn đã biết, một vài ly rượu ở bữa tiệc hay buổi tụ họp nào đó có thể dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ say. Vì thế, quan niệm về việc uống rượu bia có thể ngủ ngon hơn dần được mọi người trên thế giới tin tưởng và làm theo. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh được rượu bia không giúp chúng ta ngủ say như vẫn tưởng mà còn có những tác hại không lường đối với giấc ngủ. Vậy đó là những tác hại nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về tác hại của rượu bia đối với giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn nhé!

1. Rượu bia ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào?

Không thể phủ nhận việc rượu bia có thể đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn. Chỉ với vài ly, cảm giác buồn ngủ sẽ xuất hiện và giúp bạn dễ dàng đến với vùng đất của những giấc mơ. Tuy nhiên, chất lượng của những giấc ngủ dưới ảnh hưởng rượu bia lại thường rất kém. 

Rượu bia cũng có tác dụng gia tăng lượng epinephrine trong cơ thể. Epinephrine là một hormone gây stress và làm tăng nhịp tim, kích thích cơ thể khiến chúng ta bị tỉnh giấc vào giữa đêm. 

Vì vậy, việc uống rượu bia để giúp ngon giấc là không nên. Bạn càng uống nhiều trước khi ngủ thì càng gây hại. Cho dù chỉ một lượng rượu nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ làm chất lượng giấc ngủ kém đi và còn tăng nguy cơ nghiện rượu,bia.

2. Tác hại của rượu bia đối với giấc ngủ

2.1 Giảm chu kỳ REM

Một trong những tác hại lớn nhất của rượu bia đối với giấc ngủ đó chính là việc giảm chu kỳ REM.

Giấc ngủ của chúng ta gồm có bốn giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ mơ hay còn gọi là giấc ngủ REM. Ở giai đoạn REM, chúng ta sẽ nằm bắt đầu nằm mơ và đây cũng là lúc mà cơ thể ta được phục hồi. Những giấc mơ trong REM là cách mà chúng ta sắp xếp lại các kiến thức, ký ức đã trải qua trong ngày, giúp chúng ta ghi nhớ chúng.

Việc sử dụng rượu bia trước khi ngủ sẽ khiến thời gian ở chu kỳ ngủ nông và ngủ sâu kéo dài hơn dẫn đến việc rút ngắn giấc ngủ REM.  Sự rút ngắn này ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ của bạn và quan trọng hơn nữa là khả năng tái tạo của cơ thể.

Ngoài ra, việc phá vỡ chu kỳ giấc ngủ cũng có làm thay đổi nhịp điệu sinh học của chúng ta, khiến thời gian trao đổi chất của cơ thể không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

2.2 Tăng khả năng mắc các bệnh parasomnias [bệnh mất ngủ giả]

Bệnh mất ngủ giả là rối loạn giấc ngủ gián đoạn bao gồm các hội chứng như gặp ác mộng, thức giấc nửa tỉnh nửa mơ,…Vì rượu bia có ảnh hưởng đến giấc ngủ REM nên cũng tăng nguy cơ xảy ra bệnh mất ngủ giả khi nó thường xuất hiện trong thời gian thức tỉnh từ giấc ngủ REM. Mộng du và ăn trong lúc ngủ là một trong những bệnh mất ngủ giả mà người dùng rượu, bia hay mắc phải.

2.3 Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Khi uống rượu bia, cơ thể của chúng ta sẽ thả lỏng đồng nghĩa với việc các cơ ở đầu, cổ và cổ họng cũng được thả lỏng. Việc này sẽ làm chật đường thở khiến chúng ta gặp khó khăn khi hô hấp, gây ra chứng ngáy ngủ. Chứng ngáy ngủ dần gia tăng dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và có thể gặp những biến chứng nặng hơn. 

Đọc thêm: Cẩm nang về chứng ngáy

Bên cạnh đó, người uống rượu bia cũng có khả năng mắc phải những chứng bệnh về rối loạn giấc ngủ cao hơn hoặc làm các chứng bệnh bạn đang mắc trở nên nặng hơn. Một trong những chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người uống rượu, bia là mất ngủ.

Đọc thêm: Cẩm nang về chứng mất ngủ

2.4 Ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần

Những giấc ngủ do ảnh hưởng của rượu bia thường kéo dài nhưng chập chờn. Sau khi tỉnh dậy từ những giấc ngủ này, bạn có thể sẽ thấy mệt mỏi, uể oải và đau nhức đầu. Bên cạnh đó, những tác hại từ giấc ngủ không chất lượng cũng khiến bạn khó tập trung hơn và thiếu nhạy bén trong công việc. Cho dù không uống quá say thì rượu, bia vẫn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng và năng suất hoạt động của bạn vào hôm sau. 

3. Những tác hại khác của rượu bia tới cơ thể

3.1 Giảm chức năng gan

Gan có chức năng như một máy lọc của cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, các chất hóa học [bao gồm rượu bia] và đẩy những chất độc hại khỏi dòng máu trong cơ thể. Giống như hầu hết các bộ phận khác trong cơ thể, chức năng của gan hoạt động dựa trên nhịp điệu sinh học hàng ngày. Vì vậy, sự ảnh hưởng của rượu bia đến nhịp điệu sinh học này đã gây cản trở đến hoạt động của gan, khiến chức năng lọc chất độc hại của nó bị giảm.

Đọc thêm: Khung giờ vàng cho giấc ngủ

3.2  Hội chứng rò rỉ ruột

Ruột hoạt động theo nhịp điệu sinh học hàng ngày nên việc nhịp điệu này bị thay đổi sẽ làm cho lớp lót thành ruột bị yếu đi, khiến nó dễ bị thẩm thấu hơn dẫn đến hội chứng rò rỉ ruột. Viện này sẽ khiến các loại vi khuẩn, chất độc hại và thức ăn rời khỏi ruột và tiến vào mạch máu.

3.3 Trầm cảm

Chúng ta luôn biết trầm cảm có một mối quan hệ phức tạp với giấc ngủ và các chất kích thích. Những người mắc bệnh trầm cảm thường có chu kỳ sinh học không đều đặn. Và việc sử dụng những chất kích thích như rượu bia càng ảnh hưởng đến chu kỳ này và khiến căn bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

4. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và chất lượng

Nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon nhưng lại gặp khó khăn với việc bắt đầu giấc ngủ thì đừng tìm đến rượu bia mà hãy thử những biện pháp đơn giản mà có lợi cho sức khỏe sau:

4.1 Tập thể dục thường xuyên

Một chế độ luyện tập hợp lý có thể giúp đầu óc bạn thư giãn, giải tỏa mệt mỏi và giảm stress. Việc đốt cháy calo sau những bài tập cũng giúp cơ thể bạn dễ nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ để đảm bảo an toàn và không nên tập thể dục quá sát giờ ngủ.

4.2 Tránh dùng những chất kích thích

Giảm đi những chất kích như rượu bia, thuốc lá hay thậm chí cà phê trước khi ngủ ít nhất 6 tiếng có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Dùng ít đi những chất kích thích còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

4.3 Môi trường và thời gian ngủ

Hãy đảm bảo môi trường ngủ của bạn thật thoải mái với một chiếc giường ngủ phù hợp. Hai điều này có thể làm tăng khả năng ham muốn đi ngủ của bạn. Bên cạnh đó, bạn tập có giờ ngủ và thức cố định để có thể đảm bảo hoạt động đồng hồ sinh học của mình. Việc ngủ ít nhất 6 tiếng một ngày cũng rất quan trọng cho sức khỏe của bạn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể thấy được phần nào những tác hại của rượu bia đối với giấc ngủ. Hãy dừng sử dụng rượu bia như một liều thuốc ngủ mà thay vào đó hãy bắt đầu một chế độ thể thao, ăn uống và hạn chế chất kích thích. Những điều đó có thể khiến bạn dễ ngủ và có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn đấy.

Nguồn tham khảo: The Sleep Doctor, Wikipedia, Ngungonsongtron

Video liên quan

Chủ Đề