Vì sao ngủ dậy mắt có ghèn

Mỗi sáng ngủ dậy, bạn thường thấy có những cục ghèn nơi khóe mắt. Vì sao có ghèn? Nó lợi gì cho mắt hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Các nhà khoa học cho biết, mắt của động vật có vú luôn luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt. Như vậy bình thường, luôn luôn có màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của bạn, gồm 3 lớp: gần mắt nhất là lớp glycocalyx, đây là một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc, hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra. Lớp thứ hai là dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của lớp này chỉ vào khoảng 4 micromet - tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Nhưng lớp này có vai trò rất quan trọng: giữ cho mắt của chúng ta được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm khuẩn. Lớp ngoài cùng được tạo thành một chất nhờn gọi là meibum vốn được tạo nên từ những chất béo như acid béo và cholesterol. Meibum đã tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì nó là một chất lỏng nhờn trong suốt. Nhưng khi nhiệt độ giảm xuống 1oC thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp và đó chính là ghèn ở khóe mắt của bạn.

Vì sao ngủ dậy mắt có ghèn

Cấu tạo giải phẫu mi mắt và tuyến tiết meibum.

Ghèn được hình thành trong giấc ngủ của bạn vì một số nguyên nhân: Một là về đêm thân nhiệt của bạn giảm khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt tan chảy của nó. Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton thì “giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ”. Nghĩa là vào ban đêm thì mắt của bạn được phủ nhiều meibum hơn ban ngày và khi meibum đó lạnh đi sẽ tạo thành nhiều ghèn ở khóe mắt bạn.

Mời độc giả đón đọc phần 2:"Meibum trong gỉ mắt có tác dụng gì?" vào 14h ngày 15/7/2015

(Theo BBC Future)

BS. Ninh Hồng


Vì sao ngủ dậy mắt có ghèn

Gỉ mắt hay ghèn mắt (tiếng Anh: rheum) là dịch nhầy bài tiết qua đường mắ trong giấc ngủ. Đây là dịch tiết ở mắt hoặc ở ngay gần khóe mắt của bạn có thể ướt và dính hoặc khô và đóng vảy. Chất dịch này đến từ màng nước mắt của bạn, được tiết ra khi bạn chớp mắt và giúp mắt bạn được bôi trơn.

Đây cũng là cơ chế bảo vệ của cơ thể giúp bảo vệ mắt bạn khỏi những thứ như vi khuẩn xâm nhập.

2. Bởi vì mắt chúng ta luôn nhắm cả đêm

Bởi mắt bạn không tự bôi trơn như khi chớp mắt nên ở thời điểm bạn đang ngủ, những lớp vảy sẽ tích tụ trong khóe mắt và đôi khi chúng sẽ chạy dọc theo hàng mi.

3. Lời cảnh báo từ gỉ mắt: có thể mắt bạn đang bị khô

Khô mắt thường xảy ra khi bạn nhìn vào điện thoại hoặc màn hình máy tính trong thời gian dài, hoặc ngay cả khi bạn đang ở nơi có máy lạnh. Đôi mắt không nhận đủ nước mắt cần bôi trơn và nó có thể ảnh hưởng đến gỉ mắt của bạn kèm theo cảm giác cay mắt.

4. Mắt của bạn có thể bị nhiễm trùng

Nếu bạn thường xuyên nhìn thấy gỉ mắt thì điều này lại không bình thường. Hãy đến bệnh viện chuyên khoa xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng mắt hay không.

Nguồn: theo Lost Bird

Lẹo mắt

Lẹo mắt là một cục u nhỏ và màu đỏ mọc ở gốc lông mi hoặc ngay dưới mí mắt. Nguyên nhân chính là do nang lông bị nhiễm trùng. Mụn lẹo thường gây đau, đỏ, sưng mí mắt. Lẹo mắt cũng có thể gây ra hiện tượng chảy mủ vàng, mí mắt đổ ghèn và khó chịu khi chớp mắt.

Lẹo mắt thường tự khỏi, nhưng cũng có một số biện pháp điều trị lẹo mắt tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm cảm giác khó chịu. Điều quan trọng là hạn chế nặn mủ từ lẹo mắt để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang các vùng khác của mắt.

Tắc tuyến lệ

Ống dẫn nước mắt bị tắc cũng có thể là nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn ở các góc vào buổi sáng. Điều này là do khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt ứ lại trong túi lệ dẫn tới viêm. Ngoài đau, đỏ còn khiến mắt bị chảy nước, đổ ghèn và nhìn mờ.

Tắc tuyến lệ phổ biến ở trẻ sơ sinh với nhiều lý do khác nhau và thường tự khỏi trong năm đầu tiên. Đối với người trưởng thành, ống dẫn nước mắt bị tắc có thể do chấn thương, nhiễm trùng, khối u, thuốc men,..và cần được điều trị phù hợp.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi hoặc viêm mí mắt, là tình trạng viêm các nang lông mi hoặc tiết dầu nhờn bất thường. Mắt đổ ghèn nhiều do bờ mi viêm khiến hai mí mắt dính vào nhau khi thức dậy. Vệ sinh mí mắt đúng cách có thể giúp hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc điều trị.

Loét giác mạc

Giác mạc chính là lớp màng bao phủ lòng đen của mắt. Khi giác mạc bị loét (thường do chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị) mà không can thiệp kịp thời có thể gây mù lòa. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này gồm có tiết dịch mắt dày, mắt bị đau, đỏ, mí mắt sưng. Lớp mủ ghèn của mắt đôi khi nghiêm trọng tới mức làm giác mạc mờ và gây nhìn mờ.

Bên cạnh đó, có dị vật trong mắt hoặc chấn thương mắt cũng là nguyên nhân mắt đổ ghèn cần được lưu tâm. Trong những tình huống này, mắt sẽ tiết nhiều nước hơn để tăng cường bảo vệ. Bạn cần lưu ý đặc biệt nếu mắt có mủ hoặc máu trong mắt, xảy ra sau khi gặp chấn thương mắt thì cần đi khám nhãn khoa ngay lập tức để được điều trị.

Điều trị

Những phương pháp điều trị mắt đổ ghèn

Bạn hoàn toàn có thể tự loại bỏ ghèn mắt ngay tại nhà. Đầu tiên, hãy ngâm một chiếc khăn sạch vào nước có ấm vừa phải. Sau đó, đặt khăn lên mí mắt và lông mi trong vài phút, lau nhẹ lên mắt để làm sạch ghèn một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cần thăm khám để có phương án y khoa phù hợp.

Nhiều người sẽ lo lắng và thắc mắc rằng mắt đổ ghèn nhỏ thuốc gì? Tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, cách chữa mắt bị đổ ghèn ở người lớn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Họ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc một loại thuốc khác để giúp giảm bớt các triệu chứng. Chẳng hạn như:

  • Do nhiễm khuẩn, virus, nấm: thuốc nhỏ mắt kết hợp với thuốc mỡ kháng sinh/ kháng virus hoặc kháng nấm để điều trị.
  • Do dị ứng mắt: thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng histamin.
  • Do bị lẹo mắt hoặc tắc tuyến lệ: bạn có thể cần phẫu thuật để xử lý.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa mắt đổ ghèn

Để giảm ghèn ở mắt, cách tốt nhất là luôn giữ vệ sinh mắt. Bạn có thể thực hiện theo các mẹo đơn giản sau để phòng ngừa mắt đổ ghèn:

  • Hạn chế chạm tay vào mặt, mí mắt và dụi mắt trong suốt cả ngày để tránh nhiễm trùng.
  • Đảm bảo bạn rửa tay thật sạch trước khi lau hay vệ sinh mắt.
  • Nếu bạn thấy mắt hay đổ ghèn vào buổi sáng, hãy dùng một chiếc khăn ẩm sạch hoặc một miếng bông gòn thấm nước lau riêng cho mỗi mắt và luôn lau từ khóe mắt ra ngoài để tránh lây nhiễm sang mắt còn lại.
  • Luôn tẩy trang vùng mắt trước khi đi ngủ bằng nước tẩy trang chuyên dụng dành cho mắt nếu có trang điểm.
  • Không dùng chung máy rửa mặt, khăn tắm, khăn mặt hoặc đồ trang điểm với người khác.
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo chúng ra và tham khảo ý kiến bác sĩ để làm giảm nguy cơ mắt đổ ghèn do viêm kết mạc dị ứng.
  • Đảm bảo khăn tắm, khăn mặt, máy rửa mặt và khăn trải giường được giặt sạch thường xuyên và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Dùng khăn sạch riêng cho mỗi mắt để tránh lây lan nhiễm trùng từ mắt này sang mắt kia nếu đang bị nhiễm trùng mắt.
  • Nếu dị ứng là nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn, hãy cố gắng loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Và nếu bạn nhạy cảm với thuốc nhỏ mắt, hãy thử sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng mắt đổ ghèn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Chúc bạn luôn sở hữu một đôi mắt sáng khỏe!

Việc đầu tiên tôi làm khi tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng là nhìn vào danh sách dài dằng dặc những thông báo hiện lên trên điện thoại trong khi tôi ngủ. Việc thứ hai tôi làm là quẹt ghèn vốn tích tụ một cách âm thầm ở khóe mắt trong suốt đêm. Tôi luôn tự hỏi ghèn được tạo nên từ cái gì và tại sao lại có nó. Do đó tôi đã đi tìm hiểu.

Tất cả đều bắt đầu với nước mắt – hay nói chính xác hơn là màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt của động vật hữu nhũ, dù là của loài người, loài chó, nhím hay voi, đều được phủ bởi màng nước mắt ba lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt.

Gần mắt nhất là lớp glycocalyx – một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc và hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra: dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của nó chỉ vào khoảng bốn micromét – tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Tuy nhiên lớp này rất quan trọng – nó giữ cho mắt của chúng ta được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm trùng. Cuối cùng, lớp ngoài cùng được tạo thành một chất nhờn được gọi là meibum vốn được tạo nên từ những chất béo như acid béo và cholesterol.

Meibum đã tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì nó là là một chất lỏng nhờn trong suốt. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ giảm xuống một độ thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp vốn là ghèn trong mắt chúng ta.

Phần lớn ghèn được hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, cơ thể chúng ta giảm nhiệt độ mỗi khi đêm về khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức tan chảy của chúng. Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton và các đồng sự thì ‘giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ’. Nói cách khác, vào ban đêm thì mắt chúng ta được phủ nhiều meibum hơn bình thường cho nên khi meibum đó lạnh đi thì chúng sẽ tạo thành ghèn.

Không có gì là bực mình lắm khi phải chùi ghèn khi chúng ta thức dậy nhưng tại sao lại cần có meibum? Một lý do là nó giúp ngăn cho nước mắt cứ tuôn ra khỏi mắt và lăn dài trên má chúng ta. Chúng ta sẽ khó mà làm những công việc hàng ngày nếu nước mắt lúc nào cũng chảy. Bằng cách giữ nước mắt lại ở trong mắt chúng ta, meibum làm được một điều khác: nó giữ ẩm cho mắt chúng ta. Thật vậy, theo một nghiên cứu thì khi không còn meibum, mắt thỏ sẽ mất nước do bay hơi nhanh hơn tốc độ bình thường đến 17 lần.

Meibum không chỉ là yếu tố duy nhất giúp cho mắt chúng ta khỏi bị khô. Việc chớp mắt cũng quan trọng. Đó là vì hành động chớp mắt gây tác động lên tuyến dẫn meibum làm cho chất này được tiết ra thêm. Việc chớp mắt cũng làm cho meibum vốn có tính nhờn và nước mắt hòa lẫn vào nhau tạo ra một thể sữa gọi là màng nước mắt. Nếu quá lâu mà bạn không chớp mắt thì thể sữa này sẽ tách ra và giác mạc của bạn sẽ trơ trọi trước không khí. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tệ hơn, tình trạng xấu đi liên tục của màng nước mắt sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là ‘mắt khô’.

Nhà nhãn khoa người Nhật Eiki Goto gọi ‘mắt khô’ là ‘chứng rối loạn thiếu nước mắt nghiêm trọng’ vốn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Bên cạnh việc mắt bị khô, chứng bệnh còn làm cho mắt mệt mỏi, mắt đỏ, rát và cảm giác rằng đôi mắt nặng trĩu hơn bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, mắt khô còn làm yếu đi thị lực. Mặc dù đây là một chứng gây khó chịu và hậu quả của nó đối với cuộc sống, trước giờ nó vẫn không được xem là một chứng rối loạn thị lực nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Goto lại nghĩ khác. Áp dụng một cách kiểm tra phức tạp để kiểm tra tình trạng sắc nét của thị lực, ông phát hiện ra rằng đôi mắt sẽ mất đi bề mặt trơn nhẵn nếu như lớp chất lỏng phủ ngoài bị khô đi. Sự sai khác thị lực lúc đó sẽ xảy ra thường xuyên hơn bởi vì ánh sáng nhiều khả năng sẽ phân tán trên một bề mặt thô ráp khiến khó mà tạo ra hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Điều này lý giải cho một phát hiện khác của Goto. Ông nhận ra rằng các bệnh nhân mắc chứng mắt khô thường chớp mắt gần như nhiều gấp đôi so với những người bình thường. Khả năng là do họ đang cố giữ cho thị lực của họ sắc nét một cách vô thức.

Bạn có thể nghĩ rằng theo phát hiện này thì có một cách dễ dàng để chữa chứng khô mắt: hãy chớp mắt thuờng xuyên. Điều không may là trong cuộc sống hiện đại của chúng ta điều này nói thì dễ nhưng làm thì không hề dễ. Nhiều công việc hàng ngày – chẳng hạn như đọc, lái xe, bấm phím điện thoại hay làm việc trên màn hình máy tính – đòi hỏi chúng ta phải nhìn chăm chú không chớp mắt càng lâu càng tốt. Hậu quả là tất cả chúng ta, theo phản xạ, đã giảm tần suất chớp mắt trong các hoạt động này.

Chẳng hạn như khi chúng ta lái xe nhanh – nhất là ở tốc độ trên 100km/h – chúng ta ít khi chớp mắt hơn. Đối với những người bị chứng khô mắt, điều này có nghĩa là sự sắc nét thị lực của họ trong lúc lái xe ở tốc độ cao có thể giảm xuống mức tối thiểu cần thiết để được cấp bằng lái xe. Do đó, lần tới nếu bạn thức dậy và tìm cách quẹt tất cả ghèn ra khỏi mắt, có lẽ bạn cần một chút để suy nghĩ nó thật sự quan trọng như thế nào đối với bạn.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.