Bản lĩnh nhà đầu tư 2023

Chào các bạn,
Nhằm giúp sinh viên có môi trường học tập và nghiên cứu chuyên nghiệp, năng động, đáp ứng với nhu cầu lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp, xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng. Khoa Tài Chính - Thương Mại tổ chức cuộc thi Finworld năm 2023 với chủ đề "NHỮNG BÀI TIỂU LUẬN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - KINH DOANH THƯƠNG MẠI".
1. Một số thông tin về cuộc thi như sau:

- Đối tượng tham gia: sinh viên Khoa Tài Chính - Thương Mại và các sinh viên khác có quan tâm

- Số lượng thành viên: tối đa 5sv/nhóm

- Các nhóm tham gia dự thi có thể mời cố vấn là một chuyên gia/ giảng viên chuyên ngành phù hợp.

- Hạn cuối nộp bài hoàn chỉnh: 31/12/2022

2. Lợi ích khi tham gia cuộc thi:

- Bổ trợ nhiều kiến thức cho chuyên ngành học;

- Cải thiện tiếng Anh chuyên ngành;

- Được tham dự buổi huấn luyện kỹ năng viết bài nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên phát triển khả năng tự nghiên cứu và học tập suốt đời;

- Những bài đạt giải trong cuộc thi có cơ hội phát triển để công bố tại các tạp chí uy tín trong nước hoặc quốc tế;

- Các bài dự thi có cơ hội hoàn thiện để tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp;

- Được cộng điểm rèn luyện.

3. Thể lệ gửi bài

- Sinh viên/ nhóm sinh viên nộp file mềm (bản word + pdf), 1 bài tóm tắt công trình dự thi, 1 file poster (kích thước 80cm x 130cm) thể hiện tóm tắt nội dung nghiên cứu.

- Đặt tên file bài nghiên cứu: Finworld_tenbaiviet (rút ngắn bằng 1 từ khóa chủ đề bài viết)

- Ngôn ngữ: tiếng Việt

4. Cơ cấu giải thưởng

Giải thưởng do Ban Giám khảo chọn bao gồm:

- 1 giải nhất

- 2 giải nhì

- 3 giải ba

- 4 giải tư

Bản lĩnh nhà đầu tư 2023

Nhà đầu tư tham khảo tại thị trường chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Duy Anh

Sụt giảm kỷ lục

Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 3, chỉ số VN-Index đóng cửa đạt 662,53 điểm, giảm 31,06% so với đầu năm. Đây là quý ghi nhận mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% của quý I/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vốn hóa các DN niêm yết trên HoSE bị "thổi bay" hơn 970.000 tỷ đồng. Tại mức điểm này, định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Tâm lý thị trường nặng nề còn đến từ việc trong quý I khối ngoại bán ròng hơn 8.700 tỷ đồng. Đây là quý bán ròng lớn nhất của khối ngoại trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay.

Ngược với diễn biến trên, giá cổ phiếu xuống thấp đã kích thích nhiều DN có nguồn tiền, các nhà đầu tư lớn, các lãnh đạo công ty đăng ký mua vào cổ phiếu, ước tính số tiền lên tới trên 4.000 tỷ đồng. Khối tự doanh công ty chứng khoán mua vào. Và đặc biệt từ cuối tháng 3, nhiều DN bắt đầu công bố trả cổ tức bằng tiền mặt, cũng là những động lực tốt hỗ trợ cho thị trường. Sau những phiên giảm mạnh, thị trường có những phiên tăng trở lại khiến tâm lý nhà đầu tư (NĐT) đỡ tiêu cực và có điểm tựa phần nào. 

Đi tìm giá trị 

Một động thái được thị trường chú ý gần đây là Công ty TNHH Đầu tư SIC (công ty 100% vốn của SCIC) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu FPT. Trên thực tế, đây là DN được cấp vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, có chức năng đầu tư mua bán cổ phiếu, đầu tư tài chính trên thị trường. Chính vì vậy, NĐT vẫn rất thận trọng bởi tiền đầu tư là tiền Nhà nước. SIC mua vào cổ phiếu cho thấy một tín hiệu, khi đặt các yếu tố lên bàn cân, yếu tố an toàn với cổ phiếu FPT có sức nặng nhiều hơn.

Với công ty mẹ của SIC là SCIC thì sao? Còn nhớ trong đợt thị trường khủng hoảng vào những năm 2008 - 2009, SCIC được sự chấp nhận của Chính phủ đã thực hiện một đợt mua vào cổ phiếu ở mức giá thấp. Từng mã cổ phiếu được mua không được công bố để tránh ảnh hưởng tới thị trường. Tuy nhiên, động thái này đã tiếp thêm lực cho chứng khoán, trong nhiều bản tin của nhiều công ty chứng khoán khi đó, đề cập đến diễn biến tích cực của thị trường trong một số phiên đã mô tả “nhờ tác động SCIC mua vào”. Lãnh đạo SCIC sau này trong một số cuộc họp khi được giới báo chí tài chính đặt câu hỏi về đợt đầu tư đó đã không chia sẻ nhiều nhưng tiết lộ đó là khoản “đầu tư có lãi”. Còn lần này thì sao?

Theo báo cáo tài chính bán niên 2019 được SCIC công bố, SCIC sở hữu tiền và đầu tư ngắn hạn là 31.658,4 tỷ đồng, chiếm 55,6% tổng tài sản. Đây là nguồn lực lớn nếu NĐT của Chính phủ có động thái hỗ trợ thị trường, tạo vốn mồi cho các dòng tiền nhàn rỗi đang tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Một yếu tố nữa giúp hỗ trợ thị trường vẫn là làn sóng đăng ký mua vào của các cổ đông lớn. Đơn cử mới đây, NĐT ngoại là Tập đoàn F&N đăng ký mua vào tới 17,5 triệu cổ phiếu VNM; bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch VNM cũng đăng ký mua vào cổ phiếu này...

Trong thư gửi tới các NĐT mới đây, lãnh đạo VinaCapital cho biết, quỹ này cũng như một số quỹ khác như PYN đã chọn dịp này để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Các cổ phiếu của DN đầu ngành, DN có nền tảng cơ bản tốt, có khả năng bật mạnh trở lại sau đại dịch được nhìn nhận sẽ là những cơ hội đáng chú ý với các NĐT.

Không dễ để đoán được thị trường tới đây sẽ diễn biến ra sao vì chưa thể trả lời được bao giờ đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế trên toàn cầu. Vào ngày giao dịch đầu tiên trong tuần này, VN-Index tăng điểm lần thứ 4 liên tiếp sau khi tạo đáy tại vùng giá 650 điểm. Có những cổ phiếu dư mua vẫn lớn nhưng một số lại có dư mua ít dần. Điều này cho thấy khả năng sẽ có sự phân hóa vào những phiên sau. Rất có thể trong các phiên giao dịch tới, cung lớn lại xuất hiện, đẩy điểm số đi xuống. Bởi thế, NĐT nếu bỏ tiền vào thị trường thời điểm này sẽ cần đến sự bản lĩnh để theo đuổi cuộc chơi và đầu tư đường dài.

Trưởng phòng Phân tích CTCK Rồng Việt Hoàng Thạch Lân