Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ:

Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ:

Ông Đỗ Trọng Bồng - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh phân tích: Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, do đó khi giảm thuế thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm, từ đó giúp người dân mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng một lượng tiền. Bên cạnh đó, những tác động tích cực của việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% còn giúp doanh nghiệp giảm tiền vốn chi ra để trả tiền thuế GTGT khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác trong một chu kỳ luân chuyển vốn. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn tài chính tương đương khoảng 2% (bằng tỷ lệ giảm thuế) trong tổng doanh số mua vào của doanh nghiệp. Số tiền này sẽ được đưa vào tái đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

Do đó, sau khi Nghị định 15 được ban hành, ngành thuế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn biết để thụ hưởng, thực hiện. Đồng thời tích cực hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi triển khai thực hiện như việc xác định mã hàng hóa thuộc diện giảm thuế VAT; điều chỉnh giá đã in sẵn trên tem, vé, thẻ tại các khu du lịch, trạm kiểm soát…

Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ:

Siêu thị Coopmart Việt Trì (thành phố Việt Trì) đang kinh doanh hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa thiết yếu. Do đó lượng hàng hóa được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT chiếm tỷ lệ lớn. Ngay sau khi Nghị định 15 có hiệu lực, siêu thị đã chủ động phân loại danh mục hàng hóa được giảm thuế và cập nhật trên phần mềm bán hàng để đảm bảo thực hiện đúng quy định và phục vụ khách hàng kịp thời.

Ông Ngô Duy Hiến - Phó Giám đốc Siêu thị CoopMart Việt Trì khẳng định: Thuế GTGT là loại thuế đánh trên hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Hiện nay, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị đều chịu thuế suất thuế GTGT là 10%, nên giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% thì chính sách này sẽ có độ bao phủ, tác động rất rộng. Do đó chính sách này sẽ có ý nghĩa kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, chi tiêu nhiều hơn.

Cùng chung y kiến, bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ cửa hàng tiện ích Thắng Tường (thành phố Việt Trì) chia sẻ: Việc giảm 2% thuế GTGT sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh, người dân đều được hưởng lợi. Chúng tôi có động lực phục hồi kinh doanh khi người dân chi tiêu mua sắm nhiều hơn.

Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ:

Anh Lương Tuấn Long mua sắm tại siêu thị Coopmart Việt Trì

Đối với người tiêu dùng, vốn là đối tượng phải “gánh” thuế VAT trực tiếp và cũng đang bị tác động về việc làm, thu nhập do dịch bệnh, việc khoản chi phí tiêu dùng được giảm 2% thể hiện sự hỗ trợ, chia sẻ thiết thực của nhà nước. Anh Lương Tuấn Long ở khu 2, phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì) chia sẻ: Gia đình tôi thường xuyên mua hàng thiết yếu như thực phẩm khô, nước giải khát, sữa, bánh, kẹo, hàng gia dụng, thời trang... ở siêu thị. Đợt này tôi thấy trong hóa đơn đa số là những sản phẩm có VAT 8%, thay vì 10% như trước. Như vậy, với mỗi hóa đơn 1 triệu đồng, tôi sẽ tiết kiệm được 20.000 nghìn đồng. Đây là sự chia sẻ rất ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Cùng với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhiều hệ thống khách sạn, nhà hàng tại Phú Thọ đã bắt đầu áp dụng biểu thuế GTGT mới từ đầu tháng 2/2022. Việc giảm thuế giúp cho hệ thống khách sạn, nhà hàng thu hút khách hàng, kích cầu người dân sử dụng dịch vụ trong bối cảnh bình thường mới.

Theo tính toán, việc giảm thuế GTGT sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 49.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ sẽ kích thích tiêu dùng và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất và mở rộng kinh doanh. Điều này cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp, khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Khánh Trang - Nguyễn Liên

Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ:

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Ở góc độ vĩ mô, các chính sách cắt giảm thuế, phí và giãn thời gian nộp thuế đã góp phần kiểm soát lạm phát

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khi trao đổi với báo chí về diễn biến và hiệu quả kiểm soát lạm phát của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, từ đầu năm đến nay, giá cả thế giới tăng nhanh đã tác động lên thị trường Việt Nam; đánh giá "áp lực lên lạm phát là rất lớn nhưng chúng ta đã khá thành công".

Tại nhiều nước trên thế giới, lạm phát  tăng cao. Cụ thể, lạm phát của Mỹ tháng 2 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 1/1982. Lạm phát tại Anh tháng 2 tăng 6,2%, mức cao nhất trong 30 năm qua. Các nước thuộc khu vực ASEAN đều có mức lạm phát tháng 2 cao hơn Việt Nam.

Để đạt kết quả kiểm soát lạm phát, có tác động từ điều chỉnh chính sách tài khóa, trong đó có điều chỉnh chính sách thuế. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT (trừ một số nhóm hàng); giảm nhiều loại thuế, phí trong đó có lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước; thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không…

Ngoài ra, trước bối cảnh giá xăng dầu nhập khẩu tăng cao, để giảm bớt áp lực tăng giá trong nước, Bộ Tài chính đã chủ động báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm 50% thuế BVMT đối với xăng dầu. Nhờ đó, góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ 2.200 đồng/lít đối với xăng; 1.100 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn… Ước tính, tổng số giảm các loại thuế, phí và lệ phí trong năm 2022 là khoảng 88.000 đến 90.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho hay, Bộ Tài chính đang chuẩn bị trình Chính phủ thực hiện giãn thu một số loại thuế và tiền thuê đất, ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng, trong thời gian từ 3-6-9 tháng. Như vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí vay, coi như đó là khoản hỗ trợ lãi suất 0% của Nhà nước cho các doanh nghiệp.

"Các yếu tố đó cộng hưởng vào sẽ giảm áp lực chi phí, giúp lạm phát được kiềm chế trong quý I/2022", lãnh đạo Bộ Tài chính nói.

Từ nay tới cuối năm, ông Võ Thành Hưng nhận định, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, phải xử lý đồng thời cả 3 hướng. Đó là, giảm tác động đồng thời của chi phí đẩy; thúc đẩy cung hàng hóa; làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tránh tác động tâm lý kỳ vọng.

Về tổng thể, Ban Chỉ đạo Điều hành giá đã họp và các bộ, cơ quan Trung ương cơ bản đã thống nhất từ nay đến cuối năm, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường từng mặt hàng, đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tác động lớn đến hàng hóa, từ đó có phương án, giải pháp điều hành phù hợp.

Thứ hai, chúng ta thực hiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh để tăng cung hàng hóa trong nước. Thứ ba, làm tốt công tác điều hành thị trường để vận hành cung cầu thông suốt, không bị tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu, chia sẻ. Mọi người dân và doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm chi phí, từ đó giảm thiểu tác động của giá thế giới tới thị trường trong nước.

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay: chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội, ước tính giảm thu khoảng 64.000 tỷ đồng. Đó là đã tính đến trong trường hợp cần thiết, tăng bội chi và Quốc hội đã cho phép.

Ngoài ra, trong năm 2022 tiếp tục giảm thêm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu; thực hiện giãn một số loại thuế, tiền thuê đất… Tất cả những giải pháp nêu trên tất nhiên là sẽ có tác động đến giảm thu ngân sách Nhà nước (NSNN).

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng kỳ vọng trên cơ sở tăng trưởng của quý I/2022 là 5,03% và dự kiến có thể ở mức cao hơn trong các quý tiếp theo. Cùng với đó, nếu chúng ta kiềm chế được lạm phát thì dự kiến thu NSNN trong năm nay có thể đạt hoặc vượt so với kế hoạch", Thứ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ.

Trao đổi bên lề cuộc họp báo công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á 2022 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa qua, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB phân tích: Tác động của chi phí đến lạm phát của Việt Nam, đặc biệt là giá dầu chưa thực sự thể hiện rõ nét. Có lẽ khi giá dầu tiếp tục biến động, tác động chi phí đẩy đến lạm phát sẽ rõ ràng hơn. ADB dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát dưới 4%. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp nhất định để hạn chế lạm phát. Dù chưa thể dùng công cụ tiền tệ để ứng phó lạm phát trong năm 2022, khả năng điều hành giá của Việt Nam vẫn còn tương đối linh hoạt, ví dụ như giảm thuế BVMT đối với xăng dầu. Trong suốt năm 2022, rủi ro lớn nhất đối với lạm phát vẫn là yếu tố bên ngoài. Sang năm 2023, khi kinh tế phục hồi và nhu cầu nội địa tăng lên, sức ép lạm phát sẽ bắt đầu đến từ tăng cầu.

Anh Minh