Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

ConsumersAdvocate.org được thành lập với mục đích hỗ trợ khách hàng yên tâm ra quyết định mua, dù là mua những món đồ thông dụng như thảm tập yoga hay những sản phẩm chuyên sâu như bảo hiểm xe hơi.

Và trong bài viết hôm nay, CEO Greg Powel của thương hiệu này sẽ chia sẻ cách họ tận dụng insights khách hàng để mở rộng danh mục các sản phẩm và tăng tới 40% doanh thu.

Tính đến thời điểm hiện tại, “chị Google” đã trở thành công cụ đắc lực giúp mọi người lập kế hoạch, tìm hiểu thông tin và ra quyết định mua các sản phẩm mà họ có nhu cầu. Ngay cả với sản phẩm “thức ăn cho thú cưng”, lượng tìm kiếm trên thiết bị di động cho cụm từ “thức ăn cho chó tốt nhất” đã tăng hơn 70% trong hai năm qua. Và đặc biệt, với những sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc nhà cung cấp thiết bị bảo mật gia đình – dịch vụ đặc thù và cần tìm hiểu kỹ lượng, lựa chọn được đơn vị uy tín mới có thể ra quyết định, chắc hẳn bạn phải dành nhiều thời gian hơn rồi đúng không?

Lúc này, ConsumersAdvocate.org chính là một kênh hỗ trợ đắc lực cho khách hàng, với nguồn thông tin tin cậy nhất cho tất cả các quyết định mua hàng, theo tất cả các mặt hàng trong cuộc sống. Thông tin tin cậy đến từ hàng trăm giờ nghiên cứu cũng như các đánh giá, chia sẻ khách quan, kỹ lưỡng nhất của hơn 20 triệu người tiêu dùng đã tạo ra các danh mục (hướng dẫn về một sản phẩm) từ thảm tập yoga tới các khoản vay cá nhân. Không những thế, việc ConsumersAdvocate.org kết nối khách hàng với hàng trăm thương hiệu cung cấp sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ họ đưa ra quyết định có lợi nhất cũng là một điểm cộng khiến khách hàng đặc biệt tin tưởng các chia sẻ trên kênh này.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

Vai trò của đánh giá, chia sẻ khách quan từ phía khách hàng ngày càng trở nên quan trọng

“Khả năng phát triển của chúng tôi được thúc đẩy bằng việc tìm ra giải pháp mới để hỗ trợ người tiêu dùng – những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ trước các quyết định mua hàng trực tuyến” – CEO Greg Powel chia sẻ.

Tuy nhiên theo thời gian, khi khối lượng các nhận xét, đánh giá và chia sẻ ngày càng nhiều lên, ConsumersAdvocate.org đã gặp vấn đề trong việc xác định nên chọn danh mục sản phẩm nào để mở rộng. “Thật may, với sự giúp đỡ của Google, chúng tôi đã có thể ra mắt thành công 18 danh mục mới, bao gồm cả những lĩnh vực bảo hiểm ô tô và thiết bị bảo mật gia đình, tăng phạm vi tiếp cận lên hơn 40%”, Greg Powel bổ sung thêm.

Dưới đây là bốn bước ConsumersAdvocate.org đã thực hiện để mở rộng các danh mục kinh doanh:

1. Xác định đúng danh mục

Để ưu tiên các danh mục cần tập trung, khối lượng truy vấn tìm kiếm và mức độ cạnh tranh trong ngành chính là mấu chốt để khởi đầu. ConsumersAdvocate.org đã sử dụng dữ liệu truy vấn và thông tin chi tiết về đối tượng của Google (như chi phí trung bình mỗi lần nhấp, lịch sử tỷ lệ nhấp và xu hướng tăng trưởng các truy vấn), để ưu tiên các cơ hội mở rộng.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

Hiểu khách hàng để “trăm trận trăm thắng”

2. Hiểu nhu cầu đối tượng và vị trí có thể bổ sung giá trị

Làm thế nào để hỗ trợ người dùng tốt nhất? Họ đang cân nhắc gì trong quá trình mua? Liệu có khoảng trống nào trong phễu chuyển đổi? Thương hiệu này đã dành hơn 200 giờ nghiên cứu chuyên sâu về các danh mục sản phẩm mới cũng như hành trình khách hàng mục tiêu để xác định chính xác vị trí có thể bổ sung các giá trị mới cho khách hàng.

Một trong đó chính là tạo ra nội dung giá trị như các trang đích hữu ích để thông báo cho người dùng và tinh giản quy trình mua sắm. Đồng thời, trải nghiệm người dùng liền mạch là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đội ngũ biên tập tận tâm của ConsumersAdvocate.org đã giới thiệu các hướng dẫn toàn diện nhất cho người tiêu dùng, vì vậy khách hàng mới có thể nhanh chóng truy cập các đánh giá tin cậy  được quản lý khoa học để yên tâm đưa ra quyết định.

3. Xây dựng chiến lược quảng cáo toàn diện

Sau đó, thương hiệu đã xây dựng các chiến lược Quảng cáo Google tập trung, bao quát toàn bộ các truy vấn có liên quan để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ thị phần nào trên thị trường. Bên cạnh đó, chắc chắn không thể thiếu các trang đích cụ thể cho từng danh mục mới. Ví dụ, những người quan tâm tới bảo hiểm xe hơi làm thế nào để có thể lọc kết quả dựa trên vị trí, độ tuổi hoặc các yếu tố khác để đưa ra quyết định lựa chọn công ty bảo hiểm nào dễ dàng hơn.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

 Tận dụng mọi cơ hội tăng trưởng 

4. Tối ưu hóa để tăng trưởng

Với chiến dịch quảng cáo trực tiếp, tập trung và dồn các nguồn lực để liên tục cải thiện chất lượng và tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng. Đồng thời, những hiểu biết được cung cấp bởi Google đã giúp ConsumersAdvocate.org hiểu cách mọi người tìm kiếm cũng như những câu hỏi phù hợp nhất với họ theo mỗi chủ đề để có thể phân đoạn các nhóm có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn.

Để hiểu hiệu suất của từng phân khúc trong các chiến dịch, ConsumersAdvocate.org cũng theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến để tối ưu cho những khách hàng chất lượng nhất bằng cách nhập dữ liệu bán hàng vào Google Ads. Có dữ liệu thực tế từ Quảng cáo Google cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu có thể tận dụng lợi thế của đặt giá thầu thông minh để hệ thống tự động lọc ra các khách hàng tiềm năng chất lượng thấp. Đặt giá thầu tự động hiệu quả hơn tới 4%, đem về lợi tức cao hơn cho chi tiêu quảng cáo và tăng lượng khách hàng tiềm năng tới 19% so với đặt giá thầu thủ công. Với sự gia tăng về hiệu quả và khối lượng giao dịch, lợi nhuận của ConsumersAdvocate.org trong các danh mục chính đã tăng lên 21%.

Quan trọng hơn, những nỗ lực mở rộng kể trên đã cho phép thương hiệu xác định các cơ hội tăng trưởng, giảm thiểu rủi ro kinh doanh và đến gần hơn với người tiêu dùng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Theo Think with Google 

Bài liên quan:

Tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên làm gì? Phương pháp nào giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí kinh doanh hiệu quả? Có rất nhiều giải pháp tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Song yêu cầu của việc sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp.

1.Chiến lược kinh doanh

Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đây chính là mục tiêu cần làm giúp đẩy nhanh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi có kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

Chiến lược kinh doanh. (Ảnh: Bizlive)

Cách tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên đẩy mạnh các hình thức marketing online, nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu giảm chi phí hiệu quả luôn luôn áp dụng chính sách và kỹ năng Digital Marketing (truyền thông kỹ thuật số)

2.Chính sách kinh doanh

Cách tăng doanh thu hiệu quả doanh nghiệp nên lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể. Việc làm này, giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển kinh doanh mạng tăng lợi nhuận.

Một số chính sách kinh doanh cần nắm:

- Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

- Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.

- Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán.

- Với chính sách phân phối: lựa chọn địa bàn bố trí mạng lưới phân phối phù hợp nhằm cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.

3.Cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình
tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. (Ảnh: chienluockinhdoanh)

Tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý. Phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích. Lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng. Với xúc tiến kinh doanh như vậy doanh nghiệp dễ dàng phát triển tốt hơn.

4.Lựa chọn phương thức thanh toán

Cách tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

- Phương thức bán: bao gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Song việc lựa chọn phương thức bán hợp lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.

- Phương thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Các dịch vụ sau bán hàng như: dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử dụng... thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.

Lên kế hoạch mở rộng nhà máy khi doanh số tăng

Lựa chọn phương thức thanh toán. (Ảnh: metech)

5.Các biện pháp hạ thấp của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí vì chi phí không hợp lý. Cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện.

Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay... Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ở mỗi doanh nghiệp và ngành kinh doanh khác nhau sẽ sử dụng những biện pháp nhằm hạ thấp chi phí theo đặc thù của doanh nghiệp.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài sau: 3 mẹo vặt có ích cho website bán hàng của doanh nghiệp hoặc Vì sao doanh nghiệp nên tạo website bán hàng riêng?

Tags: kinh doanh, chi phí kinh doanh, kế hoạch kinh doanh

Ny