Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024

TPO - Trước ngày 30/4/1975, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã gặp nhiều khó khăn khi đường dây liên lạc với cấp trên đã bị ngưng lại do chiến sự. Với vai trò một phóng viên quốc tế của tờ báo Time, lẽ ra Phạm Xuân Ẩn sẽ phải rời khỏi Việt Nam trước khi chiến sự được dự báo nổ ra tại Sài Gòn. Nhưng ông đã không rời khỏi Việt Nam mà chấp nhận ở lại đương đầu với khó khăn.

Trong cuốn Điệp viên hoàn hảo X.6 của nhà sử học Larry Berman, trước ngày 30/4, tòa soạn báo Time đã thúc giục Phạm Xuân Ẩn cùng gia đình mau chóng rời khỏi Việt Nam vì tình hình chiến sự đang ngày một căng thẳng, và toà soạn không thể bảo đảm an toàn cho phóng viên của mình.

Hầu hết các phóng viên có cộng tác với các tờ báo Mỹ cũng đã tìm cách để di tản một cách nhanh nhất, tuy nhiên, Phạm Xuân Ẩn chỉ đưa vợ con đi trước còn ông chọn con đường ở lại. Khi được đồng nghiệp hỏi sao chưa đi thì Phạm Xuân Ẩn chỉ nói là ông còn mẹ già đang bệnh.

Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024
Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn

Sau này kể lại cho Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn cho rằng thời điểm đó ông rất lo lắng và căng thẳng vì Sài Gòn đang cực kỳ hỗn loạn. Từng đám quân lính Việt Nam cộng hoà hoảng loạn trút bỏ quân phục, những cuộc thanh toán nhau đã xảy ra.

Với mọi người xung quanh thì Phạm Xuân Ẩn là một người đã từng cộng tác với Mỹ nhiều năm, nếu bị chính quyền mới bắt giữ thì ông khó lòng minh oan bởi cấp trên của ông thời điểm đó không liên lạc được.

Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024
Thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn do chính quyền Sài Gòn cấp

Trước tình hình căng thẳng đó, ngày 29/4/1975, Phạm Xuân Ẩn đưa mẹ tới trú tạm tại khách sạn Continental (Quận 1), nơi có đông Pháp kiều tị nạn và bệnh viện Grall. "Trong những ngày hỗn loạn đó, khách sạn Continental có lẽ là một trong những nơi an toàn nhất ở Sài Gòn”, Phạm Xuân Ẩn đã kể lại cho Larry Berman như thế.

Suốt 1 tuần ở đó, Phạm Xuân Ẩn chỉ đi lại giữa khách sạn và toà soạn báo Time, nơi ông tiếp tục vai trò một phóng viên quốc tế. Và khi chính quyền Việt Nam cộng hoà sụp đổ, Phạm Xuân Ẩn vẫn đang giữ vị trí phụ trách văn phòng Time tại Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn đã gửi telex tới toàn soạn Time tại New York (Mỹ): “Tất cả phóng viên Mỹ đã di tản vì tình trạng khẩn cấp. Văn phòng tạp chí Time hiện nay do Phạm Xuân Ẩn điều hành”.

Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024
Phạm Xuân Ẩn trong một lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo nhà sử học Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn đã ở khách sạn Continental khoảng 1 tuần. Suốt thời gian đó, ông vẫn điều hành văn phòng, tiếp tục có những tin bài cho Time.

Phạm Xuân Ẩn cũng là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập. Bài báo cuối cùng ông viết cho Time có tựa đề “Cuộc chia tay cuối cùng nghiệt ngã” được ghi là ngày 12/5/1975.

Những ngày sau đó, Phạm Xuân Ẩn đã chấp hành nghiêm túc quy định của chính quyền mới về việc trình diện, khai báo về nhân thân trước khi có đại diện lực lượng an ninh phía cách mạng tới tiếp xúc với ông. Tuy nhiên cũng chỉ có một số ít người trong chính quyền mới biết Phạm Xuân Ẩn là tình báo nằm vùng, nhiều người chỉ nghĩ ông vẫn đang làm công việc của một nhà báo quốc tế bám trụ ở Việt Nam sau chiến tranh.

Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024
Nhà sử học Larry Berman và Phạm Xuân Ẩn

Mãi tới khi Phạm Xuân Ẩn được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” vào tháng 1/1976, mọi người mới biết ông là tình báo viên của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt bao năm chiến tranh.

Đây là tập hợp loạt ký sự cùng tên đăng trên Báo Thanh Niên 20 năm trước của tác giả Hoàng Hải Vân, Tấn Tú và bổ sung phần 2 về cuộc đời hoạt động của vị tướng tình báo kiệt xuất trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới và giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước khỏi bọn diệt chủng Pol Pot. Đó là vị tướng tình báo anh hùng Đặng Trần Đức (Ba Quốc).

Là nhà tình báo duy nhất thâm nhập cơ quan Mật vụ Phủ Tổng thống và Đặc ủy Trung ương tình báo của đối phương, ông Ba Quốc đã có công lao đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuốn sách tường thuật những điệp vụ gay cấn trong chuỗi dài những hoạt động đơn độc phải đối mặt với không ít những nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc, trong đó có những điệp vụ siêu hạng:

Liên xô đánh giá phạm xuân ẩn năm 2024

- Cứu ông hoàng Norodom Sihanouk. Vụ đặt bom giết hoàng thân Sihanouk là vụ ám sát gây chấn động thế giới do cơ quan Mật vụ Phủ Tổng thống chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện với sự hậu thuẫn của CIA. Với tư cách là sĩ quan mật vụ Phủ Tổng thống, ông Ba Quốc được giao làm một trong những thành viên chủ chốt của cuộc mưu sát này. Lợi dụng triệt để một nhiệm vụ song song được ông Trần Kim Tuyến giao theo lệnh của ông Ngô Đình Nhu là đi bắt một lãnh tụ "Hòa Hảo dân xã", một nhiệm vụ khẩn cấp và nguy hiểm, ông đã rút khỏi nhóm mưu sát sau khi thống nhất thời gian tiếp khách của ông hoàng và kế hoạch đặt bom đâu vào đấy. Kết quả là quả bom đặt trong món quà của người bạn thân gửi tặng ông hoàng đã nổ nhưng không trùng với thời gian tiếp khách nên ông Sihanouk thoát chết. Ông Ba Quốc đã bố trí cho quả bom nổ lệch giờ để cứu ông hoàng.

- Cứu ông Nguyễn Văn Linh và 15 đặc khu ủy viên Sài Gòn Gia Định. Phát hiện những cán bộ cấp cao này hoạt động bí mật trong nội thành, cơ quan Mật vụ Phủ Tổng thống giao cho ông Ba Quốc theo dõi "phá án". Đây là một điệp vụ nằm ngoài nhiệm vụ tình báo được cấp trên giao nhưng biết là người "mình" nên ông đã tìm cách báo trước cho ông Nguyễn Văn Linh. Việc ông Nguyễn Văn Linh và 15 đặc khu ủy viên thoát hiểm là câu chuyện gay cấn. Ông Ba Quốc cũng hết sức khôn khéo thoát việc truy cứu trách nhiệm.

- Lấy tài liệu tuyệt mật về các ổ gián điệp mà đối phương cài ở miền Bắc là một điệp vụ cực kỳ nguy hiểm nhưng ông Ba Quốc đã kiên trì, khôn khéo và mạo hiểm lấy được toàn bộ 42 ổ gián điệp để giúp tổng hành dinh ở miền Bắc xóa sạch những ổ gián điệp này.

- Cung cấp về tổng hành dinh các tài liệu tuyệt mật của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn, đó là các "Hồ sơ trận liệt cộng sản Bắc Việt" ghi các sư đoàn và các đơn vị quân đội ta, bao gồm tên cấp chỉ huy, nơi đóng quân, trang bị vũ khí hỏa lực, tinh thần "cán binh" và những diễn biến trên chiến trường mà địch nắm được để đối phó với quân ta. Trong suốt nhiều năm liền, ông Ba Quốc đã chụp được tất cả những hồ sơ này gửi về cấp trên. Biết được những hồ sơ này đã giúp cho quân ta thay đổi toàn bộ việc bố trí quân và chiến thuật, góp phần làm thất bại các chiến dịch quân sự của địch trên chiến trường. Cho đến khi địch phát hiện "những tài liệu gửi cho Bộ Tổng tham mưu mà tổng tham mưu trưởng chưa đọc nhưng Hà Nội đã đọc rồi" thì ông Ba Quốc mới bị lộ, nhưng đó là khi chiến tranh gần kết thúc…

Khác với nhiều nhà tình báo khác cũng rất lừng lẫy như tướng Phạm Xuân Ẩn hay Vũ Ngọc Nhạ… sau năm 1975 từ một điệp viên đơn tuyến, ông Ba Quốc trở thành một nhà chỉ huy tình báo. Cuốn sách giới thiệu những công lao đặc biệt xuất sắc của ông từ sau năm 1975, trong đó:

Là nhà chỉ huy tình báo đầu tiên phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ và quan thầy của chúng. Là người triển khai mạng lưới tình báo sâu rộng để đập tan và làm vô hiệu hóa các thủ đoạn sâu hiểm của chúng, đã giúp lãnh đạo đất nước kịp thay đổi chiến lược, xác định đúng kẻ thù, tạo tiền đề cho các chiến dịch quân sự bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và tấn công vào tận hang ổ của chúng, giải phóng đất nước Campuchia thoát họa diệt chủng, giúp lực lượng yêu nước Campuchia giành lại chính quyền hồi sinh đất nước.

Ông cũng là nhà tình báo sớm dự báo sự sụp đổ của Liên Xô, góp phần giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chiến lược thích nghi với tình hình mới. Ông cũng là nhà tình báo đầu tiên thiết lập hệ thống tình báo công nghiệp để giúp quân đội giải quyết bài toán vũ khí khi không còn sự viện trợ vũ khí từ Liên Xô và Đông Âu.

Ông là "cha đẻ" của các điệp viên anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là người thầy của tướng Nguyễn Chí Vịnh và các nhà tình báo thế hệ mới.

Lần đầu tiên công chúng biết về ông Ba Quốc và những hoạt động lừng lẫy của ông trong chiến tranh giải phóng dân tộc qua loạt ký sự được in trong cuốn sách này. Và cũng lần đầu tiên công chúng được biết về hoạt động của ông sau năm 1975 qua tiết lộ của người học trò xuất sắc của ông là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Cuốn sách góp phần bảo tồn những di sản vô cùng quý giá về quân sự - chính trị trong lĩnh vực thầm lặng nhất của quân đội ta.