Phiếu đánh giá rủi ro trong công việc năm 2024

Theo thông tư 07/2016/tt-blđtbxh quy định về việc tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện việc lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn lao động, tổ chức thực hiện tổng kế đánh giá. Với các cơ sở, kinh doanh chưa đi vào sản xuất phải thực hiện trước khi hoạt động sản xuất, kinh doanh và định kỳ thực hiện tối thiểu 1 lần trong năm.

Vậy mẫu đánh giá rủi ro về an toàn lao động như thế nào? Trung tâm huấn luyện an toàn và ứng phó sự cố Crs Vina chuyên về hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động cũng như thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện an toàn lao động; Đo kiểm môi trường lao động và tư vấn các hồ sơ môi trường, thi công hệ thống xử lý môi trường xin chia sẻ với các bạn qua nội dung mẫu đánh giá rủi ro về an toàn lao động đã được lập.

Qúy khách hàng có nhu cầu thực hiện công tác an toàn lao động xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0903980538 hoặc gửi Email: [email protected] để được tư vấn miễn phí.

MẪU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÔNG TY TÔN HOA SEN

Phiếu đánh giá rủi ro trong công việc năm 2024
Phiếu đánh giá rủi ro trong công việc năm 2024
Phiếu đánh giá rủi ro trong công việc năm 2024

Posted 22/07/2018 by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN, Tin tức.

Đánh giá rủi ro được quy định tại tiết 4.3.4 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

Các khái niệm đánh giá rủi ro
...
4.3. Đánh giá rủi ro và quá trình quản lý rủi ro
...
4.3.4. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro.
Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.
Đánh giá rủi ro đưa ra hiểu biết về các rủi ro, nguyên nhân của rủi ro, hệ quả và xác suất của chúng. Điều này cung cấp thông tin cho các quyết định về việc:
● có nên thực hiện hoạt động hay không;
● cách thức để tối đa hóa các cơ hội;
● rủi ro có cần được xử lý hay không;
● lựa chọn những phương án với các rủi ro khác nhau;
● thiết lập thứ tự ưu tiên cho các phương án xử lý rủi ro;
● lựa chọn các chiến lược xử lý rủi ro thích hợp nhất sẽ mang lại những rủi ro bất lợi ở mức có thể gánh chịu.
...

Theo đó, đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro.

Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.

Đánh giá rủi ro đưa ra hiểu biết về các rủi ro, nguyên nhân của rủi ro, hệ quả và xác suất của chúng. Điều này cung cấp thông tin cho các quyết định về việc:

- Có nên thực hiện hoạt động hay không;

- Cách thức để tối đa hóa các cơ hội;

- Rủi ro có cần được xử lý hay không;

- Lựa chọn những phương án với các rủi ro khác nhau;

- Lhiết lập thứ tự ưu tiên cho các phương án xử lý rủi ro;

- Lựa chọn các chiến lược xử lý rủi ro thích hợp nhất sẽ mang lại những rủi ro bất lợi ở mức có thể gánh chịu.

Phiếu đánh giá rủi ro trong công việc năm 2024

Thế nào là đánh giá rủi ro? Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì? (Hình từ Internet)

Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì?

Mục đích và lợi ích của đánh giá rủi ro được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

Các khái niệm đánh giá rủi ro
4.1. Mục đích và lợi ích
Mục đích của đánh giá rủi ro là đưa ra thông tin dựa trên bằng chứng và phân tích để ra quyết định đúng đắn về cách thức xử lý những rủi ro cụ thể và cách thức chọn các phương án khác nhau.
Một số lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là:
● hiểu rõ rủi ro và tác động tiềm ẩn của rủi ro tới các mục tiêu;
● cung cấp thông tin cho người ra quyết định;
● góp phần hiểu rõ rủi ro để hỗ trợ lựa chọn các phương án xử lý rủi ro;
● nhận biết những thành tố của rủi ro và những liên kết lỏng lẻo trong hệ thống và tổ chức;
● so sánh những rủi ro trong các hệ thống, công nghệ hoặc cách tiếp cận khác;
● trao đổi thông tin về rủi ro và sự không chắc chắn;
● hỗ trợ và thiết lập thứ tự ưu tiên;
● góp phần ngăn ngừa sự cố dựa trên việc điều tra sau sự cố;
● lựa chọn các hình thức xử lý rủi ro khác nhau;
● đáp ứng các yêu cầu chế định;
● cung cấp thông tin giúp đánh giá xem có nên chấp nhận rủi ro khi so sánh với tiêu chí đã được xác định;
● đánh giá những rủi ro đối với việc hủy bỏ khi kết thúc vòng đời.
...

Theo đó, mục đích của đánh giá rủi ro là đưa ra thông tin dựa trên bằng chứng và phân tích để ra quyết định đúng đắn về cách thức xử lý những rủi ro cụ thể và cách thức chọn các phương án khác nhau.

Một số lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là:

- Hiểu rõ rủi ro và tác động tiềm ẩn của rủi ro tới các mục tiêu;

- Cung cấp thông tin cho người ra quyết định;

- Góp phần hiểu rõ rủi ro để hỗ trợ lựa chọn các phương án xử lý rủi ro;

- Nhận biết những thành tố của rủi ro và những liên kết lỏng lẻo trong hệ thống và tổ chức;

- So sánh những rủi ro trong các hệ thống, công nghệ hoặc cách tiếp cận khác;

- Trao đổi thông tin về rủi ro và sự không chắc chắn;

- Hỗ trợ và thiết lập thứ tự ưu tiên;

- Góp phần ngăn ngừa sự cố dựa trên việc điều tra sau sự cố;

- Lựa chọn các hình thức xử lý rủi ro khác nhau;

- Đáp ứng các yêu cầu chế định;

- Cung cấp thông tin giúp đánh giá xem có nên chấp nhận rủi ro khi so sánh với tiêu chí đã được xác định;

- Đánh giá những rủi ro đối với việc hủy bỏ khi kết thúc vòng đời.

Có những phương pháp nhận diện rủi ro nào có thể được áp dụng?

Phương pháp nhận diện rủi ro được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

- Các phương pháp dựa trên bằng chứng, ví dụ về các phương pháp này là danh mục kiểm tra và xem xét dữ liệu quá khứ;

- Cách tiếp cận có hệ thống theo nhóm, trong đó một nhóm chuyên gia tuân theo một quá trình hệ thống để nhận diện rủi ro thông qua một bộ hướng dẫn hoặc câu hỏi được kết cấu;

Tại sao phải đánh giá rủi ro?

Đánh giá rủi ro là kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại cho người lao động tại nơi làm việc. Nó giúp chúng ta xem xét liệu đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay chưa. Liệu chúng ta cần bổ sung các biện pháp phòng ngừa để tránh tổn hại đến người dân.

Công thức đánh giá rủi ro là gì?

Đánh giá rủi ro: Rủi ro được đo bằng công thức: R = P x S Trong đó: R (Risk): rủi ro. P (Probability): khả năng xảy ra. S (Severity): hậu quả nếu xảy ra.

Đánh giá rủi ro trọng kiểm soát nội bộ là gì?

Rủi ro kiểm soát nội bộ là kết quả của khả năng xảy ra thất bại (likelihood of an internal control failure) và khả năng xảy ra tổn thất (potential for loss). Do đó, các công ty cũng phải xem xét chi phí để giải quyết các rủi ro tiềm tàng khi xảy ra thất bại trong kiểm soát nội bộ.

Làm thế nào để đánh giá rủi ro?

6 bước trong quy trình kiểm soát rủi ro.

Xác định bối cảnh..

Nhận diện mối nguy..

Đánh giá các mức độ rủi ro của mối nguy đã được nhận diện..

Kiểm soát rủi ro bằng cách đưa ra phương án xử lý và ứng phó giảm tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro..

Tái đánh giá mức độ rủi ro của từng mối nguy..

Giám sát rủi ro..