Quan hệ giữa khoa học tự nhiên với thần học ở thời kỳ Phục Hưng là

MC LCCHƯƠNG I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI TRIẾT HỌC 11. Triết học là gì? Sự phát triển của Triết học qua các giai đoạn lịch sử 12. Phân loại Triết học. 3CHƯƠNG II: KHOA HỌC LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI KHOA HỌC 41 Khoa học là gì? 42 Phân loại Khoa học. 6CHƯƠNG III. PHÂN TCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC 71 Thời cổ đại. 82 Thời Trung cổ. 93 Thời phục hung – cận đại. 104 Thời hiện đại. 11CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN. 13LỜI MỞ ĐẦUTriết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể. Vàngược lại, với mỗi gian đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiênthì triết học cũng có một bước phát triển. Như Ph.Ăngghen đã từng nhận định:“Mỗi khi có những phát minh của khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật cũngthay đổi hình thức”. Do đó, việc nghiên cứu các tư tưởng Triết học không thểtách rời các giai đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên.Có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng: Triết học chưa bao giờ và cũngchẳng bao giờ là khoa học. Quan điểm ngược lại cho rằng: Triết học là khoa học.Một giáo sư Triết học phương Tây đã từng nhận định: “Thượng Đế là vua củacác vua [God is the king of kings], Triết học là Khoa học của các Khoa học”[Philosophy is the science of sciences].Như vậy, triết học và khoa học được hiểu như một lĩnh vực hay hai lĩnh vựckhác nhau, chúng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhau ra sao? Giữatriết học và khoa học có quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời những câuhỏi này, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa triết học và khoa học [đặc biệt làkhoa học tự nhiên] xuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển của bản thântriết học và khoa học vì thực tế mối quan hệ giữa chúng phải gắn với những điềukiện lịch sử cụ thể, thời gian và không gian cụ thể. Mặt khác, những thành tựukhoa học tự nhiên thể hiện rõ ràng nhất là ở các nước phương Tây. Chính vì vậy,bài viết sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học tồn tạitrong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ thời cổ đại, trung đại, thờiphục hưng – cận đại đến thời hiện đại.Theo đó, bài viết gồm ba phần chính: phần một, trình bày những quan niệmvề triết học và phân loại triết học qua các thời kỳ lịch sử. Phần hai sẽ trình bàynhững quan niệm về khoa học và phân loại khoa học. Phần ba sẽ phân tích mốiquan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên qua các thời kì lịch sử tồn tại và pháttriển – đây cũng là phần chính của bài viết. Phần bốn sẽ tổng hợp những nội dungđã trình bày.I. Triết học là gì? Phân loại Triết học?1. Triết học là gì? Sự phát triển của triết học qua các giai đoạn lịch sử.Sau hơn 2500 tồn tại và phát triển, khái niệm về triết học được hiểu khônggiống nhau, đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi theo từng giai đoạnlịch sử.Vào thời cổ đại, khi mà lao động trí óc vừa tách khỏi lao động chân tay, tầnglớp trí thức mới hình thành, tri thức của loài người do đó cũng nghèo nàn và đơngiản. Bản thân các ngành khoa học chưa tồn tại. Ở Trung hoa, triết học gắn liền vớicác vấn đề về chính trị - xã hội; ở Ấn độ, triết học gắn liền với các vấn đề tôn giáo;ở Hy Lạp, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên và được gọi là triết học tự nhiên,thời kỳ này triết học ở Hy lạp được coi như “Người mẹ” của các ngành khoa học.Trên cơ sở đó, hình thành nên những cách hiểu truyền thống về triết học: ngườiTrung Quốc coi triết học là sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên của sự vật,sự việc; người Ấn độ coi triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải; đếnnhững chân lý siêu nhiên, thần thánh; còn người Hy lạp coi triết học là sự ham hiểubiết, yêu thích sự thông thái [philosophia]. Như vậy, dù ở phương Đông hayphương Tây, quam niệm truyền thống xem triết học là đỉnh cao của lý trí, sử dụnglý trí để thấu hiểu thế giới, để nắm bản chất vạn vật, khám phá chân lý. Triết họcđược xem là phương thức hoạt động của lý trí, đào sâu và mở rộng chính nó tức đềcao lý trí.Vào thời trung cổ, Giáo hội Thiên chúa giáo thống trị tại các nước Tây Âu,nhiệm vụ của triết học khi đó là lý giải và chứng minh tính “đúng đắn” của các nộidung trong Kinh thánh, củng cố niềm tin tôn giáo, hướng con người đến vớiThượng đế - đấng siêu nhiên. Từ đó triết học kinh viện ra đời, phục vụ cho thầnhọc của Nhà thờ. Trái với triết học tự nhiên thời cổ đại, triết học kinh viện thời kỳnày hạ thấp lý trí đê nâng cao long tin, thủ tiêu khoa học, mà trước hết là khoa họctự nhiên, rộng đường cho thần học phát triển.Đến thời phục hưng – cận đại, khi mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩasớm hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với sự hồi sinh và phát triển của khoahọc tự nhiên sau một thời gian dài bị “bóp nghẹt” ở thời kỳ trung cổ, theo đó quanniệm cho rằng triết học là “Người mẹ” của các khoa học vốn bị lãng quên ở thờitrung cổ được khôi phục lại. Sang đầu thời cận đại, quan niệm trên đã phát triểnthành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”, lý trí triết học vàhiểu biết khoa học một lần nữa vượt lên trên lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo.Cuối thời cận đại, Đức vẫn còn là một nước phong kiến trong khi chủ nghĩa tư bảnđã phát triển vững chắc tại Anh, Pháp. Do sự ảnh hưởng của từ bên ngoài [nướcAnh, Pháp] về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, khoa học, tưtưởng… và từ bên trong [yêu cầu giai cấp tư sản Đức mới hình thành] mà triết họccổ điển Đức đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trên lập trường duy tâm mà đỉnhcao là triết học Hêghen – hệ thống triết học – “khoa học của các khoa học” đồ sộnhất và cuối cùng trong lịch sử.Sự phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XIX, khoa học tựnhiên đạt được nhiều thành tựu nổi bật và phân ra thành các ngành độc lập, tách rakhỏi triết học tự nhiên. Do đó quan niệm cho rằng triết học là “khoa học của cáckhoa học” đã trở nên lỗi thời, thậm chí là lố bịch khi nó bắt đầu ngăn cản sự pháttriển của khoa học tự nhiên, phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp nữa,mở đường cho chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời. Trước tình hình đó, chủ nghĩathực chứng xuất hiện kịp thời để hướng dẫn các ngành khoa học phát triển. Chủnghĩa thực chứng cố gắng chứng minh mình là triết học của khoa học, đồng thờiđối lập mình với triết học truyền thống. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng triết họcthực sự không giải quyết vấn đề quan hệ quan hệ giữa vật chất – ý thức, không tìmhiểu thế giới để xây dựng thế giới quan mà phải giải quyết các vấn đề khả năng,hình thức, cách thức tăng trưởng tri thức khoa học.Sang đầu thời hiện đại, trước yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản và sựphát triển của khoa học tự nhiên, triết học macxit ra đời. Theo đó, triết học macxitchính thức đào thải quan niệm cho rằng triết học là “khoa học của các khoa học”nhưng cũng không chấp nhận quan niệm của chủ nghĩa thực chứng về đối tượng,nội dung và vai trò của triết học. Triết học macxit xác định đối tượng nghiên cứucủa mình là tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất – ý thức trênlập trường duy vật và quan điểm thực tiễn, nghiên cứu qui luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy.Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay bên cạnh việc mang lại nhữngthành tựu to lớn thì cũng chính nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiềumặt: đạo đức, xã hội, môi trường… Do vậy, để giải quyết vấn đề này nhiều tràolưu triết học khác nhau ra đời hướng đến giải quyết các vấn đề khác nhau, một hệthống tư tưởng “triết học phương Tây ngoài macxit” hình thành.Tóm lại, các sự vật, hiện tượng trong thế giới này đều tồn tại gắn liền vớinhững điều kiện lịch sử cụ thể, thời gian và không gian cụ thể. Triết học cũngkhông ngoại lệ, trong các thời đại lịch sử khác nhau nổi lên các vấn đề thời đạikhác nhau và được giải quyết bởi các giai cấp, tầng lớp khác nhau, tạo nên các đốitượng nghiên cứu triết học khác nhau, hình thạnh các quan niệm không giốngnhau. Tuy vậy, các quan niệm này vẫn có điểm chung: tất cả các hệ thống triết họcđều là hệ thống tri thức có tính trừu tượng và khái quát cao, cố tìm ra bản chất củavấn đề, qui luật chi phối vạn vật trong thế giới. Từ đây, ta có thể coi Triết học làmột hệ thống tri thức lý luận chung nhất, hệ thống các quan điểm chung nhất củacon người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con ngườitrong thế giới ấy. 2. Phân loại Triết học.Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức [tinh thần] là vấn đề cơ bản của Triếthọc. Nó có hai mặt: mặt thứ nhất giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào cótrước, cái nào có sau [bản thể luận]; mặt thứ hai giải quyết vấn đề con người cókhả năng nhận thức được thế giới hay không [nhận thức luận]. Tuỳ theo cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản mà các nhà triết họcchia làm hai phe chính:Một là, chủ nghĩa nhất nguyên: thừa nhận một yếu tố có trước và quyết địnhyếu tố còn lại gồm hai nhóm: chủ nghĩa duy tâm [thừa nhận ý thức có trước vàquyết định vật chất] và chủ nghĩa duy vật [vật chất có trước và quyết định ý thức].Chủ nghĩa duy tâm lại được phân thành: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩaduy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy vật cũng có ba trường phái chính: chủ nghĩaduy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.Hai là, chủ nghĩa nhị nguyên: cho rằng cả hai yếu tố vật chất và tinh thần đềucó trước và tồn tại song song, độc lập với nhau theo cách lý giải: thế giới vật chấtsinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần.Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề thứ hai mà các nhà triết học chia thành nhữngngười thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới [khả tri] và những ngườiphủ nhận khả năng ấy [bất khả tri]. Triết học ra đời rất sớm, ngay từ khi mới rađời, triết học đã phân làm hai phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm, và sự đấu tranh giữa hai phe ấy đã trở thành quy luật phát triển của triếthọc. Lịch sử triết học có thể xem như lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm. Trong cuộc đấu tranh này, không có sự đào thải, loại trừ lẫnnhau mà trái lại là một sự bổ sung và phát triển, tư duy lý luận ngày càng phát triểnhoàn thiện hơn. Theo đó, chủ nghĩa duy tâm ngày càng thông minh hơn, chủ nghĩaduy vật ngày càng mềm dẻo hơn.Cùng với cuộc đấu tranh ấy, trong quá trình phát triển của triết học, cũng xuấthiện và ngày càng biểu hiện sâu sắc hơn sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy:biện chứng và siêu hình. Các trào lưu triết học trong lịch sử đã có thể có nhữngbiến dạng khác nhau nhưng không thoát ra khỏi những sự đối lập ấy. Lịch sử pháttriển của triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quanduy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Chính cuộc đấutranh giữa hai phái duy vật và duy tâm đã thể hiện tính đảng của triết học. Triết họclà thế giới quan của một lực lượng xã hội, một giai cấp nhất định, cho nên cuộcđấu tranh trên mặt trận triết học cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tưtưởng và chính trị. II. Khoa học là gì? Phân loại khoa học?1. Khoa học là gì?Có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học như sau:Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận độngcủa vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy [Pierre Auger –Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris, 1961].Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của vậtchất, hiện tượng và vận dụng những qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giảipháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái củachúng.Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xãhội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác.Ta có thể rút ra khái niệm khoa học: là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá,phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội, tănglượng tri thức hiểu biết của con người. Những kiến thức hay học thuyết mới này,tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệmthực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật cócảm nhận.Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất vàsự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệthống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sởthực tiễn xã hội. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa họclà tri thức tích cực đã được hệ thống hóa. Phân biệt ra hai hệ thống tri thức: trithức kinh nghiệm và tri thức khoa học.• Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàngngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người vớithiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lýthiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Trithức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạtđộng thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất,chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sựvật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biếtgiới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thứckhoa học.• Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờhoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sửdụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thứckhoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và quacác sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thứckhoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triếthọc, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…2. Phân loại Khoa học.Để nhận biết một bộ môn khoa học cụ thể ta cần xác định các tiêu chí sau:phải có một đối tượng nghiên cứu, có một hệ thống lý thuyết, có một hệ thốngphương pháp luận và có mục đích sử dụng. Ví dụ: khoa học vật lý thì đối tượngnghiên cứu của nó có thể là các nguyên tử, sóng siêu âm, từ trường,… bên cạnhmột hệ thống lý thuyết, phương pháp luận về những vấn đề cần nghiên cứu đòihỏi phải xác định được mục đích của việc nghiên cứu những đối tượng đó là gì.Việc phân loại khoa học sẽ căn cứ vào các tiêu thức cụ thể, các quan điểmtiếp cận khác nhau thì việc phân loại khoa học không giống nhau. Cụ thể nhưsau:- Theo nguồn gốc: Khoa học thuần túy [sciences pures], lý thuyết [sciencestheorique], thực nghiệm [sciences experimentales], thực chứng [sciencespositives], qui nạp [sciences inductives], diễn dịch [sciences deductives]….- Theo mục đích ứng dụng: Khoa học mô tả, phân tích, tổng hợp, ứng dụng, hànhđộng, sáng tạo….- Theo mức độ khái quát: Cụ thể, trừu tượng, tổng quát…- Theo tính liên quan giữa các khoa học: Liên ngành, đa ngành…- Theo cơ cấu hệ thống tri thức: Cơ sở, cơ bản, chuyên ngành…- Theo đối tượng nghiên cứu: Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ,nông nghiệp, y học…Nhưng thông thường, người ta chia các lĩnh vực khoa học thành hai nhómchính: khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên [kể cả đời sống sinhhọc] và khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và xã hội.Ví dụ: các lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học: nghiên cứu về sự sống;Sinh thái học và Khoa học môi trường: nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sựsống và môi trường; Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấutrúc, và các tính chất của vật chất và các biến đổi lý hóa mà chúng trải qua; Khoahọc Trái Đất: nghiên cứu về trái đất, các chuyên ngành gồm có: địa chất học,thủy văn, khí tượng học, địa vật lý và hải dương học, khoa học đất; Vật lý học:nghiên cứu các thành phần cơ bản của vũ trụ, các lực và tương tác của chúng, vàcác kết quả của các lực này….Các lĩnh vực khoa học xã hội như: Nhân loại học: nghiên cứu về nguồn gốcvà sự phát triển về văn hóa và xã hội của loài người; Xã hội học: quan sát cácgiống người về cách tổ chức trong xã hội, đặc biệt chú trọng đến sự hoạt độngcủa những nhóm người, Chính trị học: nghiên cứu về sự hình thành và phươngcách tổ chức của một nền hành chính và quản trị của loài người.III. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học.Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng đều gắn vớiđiều kiện lịch sử, thời gian và không gian cụ thể. Việc phân tích mối quan hệgiữa Triết học và khoa học theo đó cũng sẽ được phân tích xuyên suốt chiều dàilịch sử tồn tại và phát triển của chúng, điều này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìntoàn diện hơn trong việc xem xét mối quan hệ giữa triết học và khoa học.Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trêncơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của những quy luậtnhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qualại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử quá trình hình thành và pháttriển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnhvực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời cònchứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa họcvững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, cònkhoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan,phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. Như đã trình bày ở phần mở đầu, bài viết sẽ tập trung phân tích mối quan hệgiữa triết học và khoa học tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử triết học phươngTây từ thời cổ đại, trung cổ, thời phục hưng – cận đại đến thời hiện đại.1. Thời cổ đại.Đối với lịch sử khoa học tự nhiên, Ăngghen chỉ rõ, nó đã trải qua những giaiđoạn phát triển cơ bản. Thời cổ đại, đặc biệt là ở Hy lạp cổ đại, khi mà chế độchiếm hữu nô lệ tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động, đề cao lao động trí óc, coithường lao động chân tay. Điều này là cơ sở cho việc xuất hiện tầng lớp trí thứcbiết xây dựng và sử dụng tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học.Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cũng trong thời đại này,người Hy Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thànhtựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau, là cơ sở hình thành nên văn minhphương Tây hiện đại. Trong đó, về khoa học tự nhiên, những thành tựu trong cácngành như toán học, thiên văn, vật lý… lần lượt xướng tên những nhà khoa họctên tuổi như: Ta-lét, Pytago, Ác-xi-met, Ơ-clít… Ăngghen đã từng nhận xét:“không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âuhiện đại được”. Mặc dù vậy, do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chỉmới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thếgiới [khả năng mô tả], chưa đạt đến trình độ mổ xẻ, phân tích để đi sâu vào bảnchất sự vật. Khoa học tự nhiên xuất hiện với tư cách là những mầm mống củanhận thức khoa học, chưa có vị trí độc lập, chưa phân ngành và còn nằm trongtriết học –triết học tự nhiên. Vì vậy, các nhà triết học đồng thời là nhà khoa họctự nhiên, họ quan sát các hiện tượng tự nhiên để rút ra các kết luận triết học.Những kiến thức của khoa học tự nhiên còn rời rạc, ít ỏi và chưa có tính hệ thống[chỉ có những ngành liên quan chặt chẽ với thực tiễn sản xuất như thiên văn, toánhọc, cơ học mới có sự phát triển nhất định]. Với những cơ sở khoa học tự nhiênnhư vậy đã hình thành một quan niệm thô sơ về thế giới - quan niệm duy vật tựphát.Chủ nghĩa duy vật tự phát coi giới tự nhiên như một chỉnh thể không ngừngvận động, biến đổi và phát triển. Về bản chất đây là quan niệm đúng, bởi nó đãphản ánh được tính chất chung của thế giới, nhưng chưa đầy đủ do nó chủ yếudựa trên những tài liệu trực quan, thiếu sự phân tích khoa học, chứa đựng nhiềuyếu tố tưởng tượng, phỏng đoán. Từ những hạn chế và thiếu sót đó của chủ nghĩaduy vật tự phát nên đã không thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển khoahọc và thực tiễn xã hội sau này.Như vậy, trong thời cổ đại, khoa học tự nhiên mới hình thành, chưa tách khỏitriết học và do vậy phụ thuộc vào triết học cho sự phát triển của chính mình. Mặtkhác, đến lượt khoa học tự nhiên tác động làm hạn chế sự phát triển của các quanniệm triết học – khi mà những kiến thức của khoa học tự nhiên còn rời rạc, ít ỏivà chưa có tính hệ thống đã hình thành một quan niệm thô sơ về thế giới - quanniệm duy vật tự phát, về sau đã bị quan niệm siêu hình thế chỗ.2. Thời Trung cổ.Trong thời kỳ trung cổ, khoa học tự nhiên và triết học gần như không có sựphát triển do những ảnh hưởng và tác động nặng nề của thế giới quan tôn giáo.Triết học phương Tây thời trung cổ là triết học - thần học tồn tại trong điềukiện khi mà tôn giáo thống trị mọi mặt đời sống tinh thần của xã hội, khi mà lý tríbị đánh bật và nhường chỗ cho niềm tin tôn giáo. Do đó, triết học và khoa họckhông thể không phụ thuộc vào thần học. Triết học thời đại này mang tính kinhviện, xa rời cuộc sống hiện thực, không gắn với thực tế. Chính vì vậy, mà khoahọc tự nhiên trong giai đoạn này gần như không có sự phát triển.Tư tưởng nổi bật trong giai đoạn này phải kể đến Rô-giê Bê-cơn, Ông chủtrương phê phán triết học kinh viện, đồng thời đề xướng khoa học thực nghiệm.Tư tưởng này là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa kinh viện giáođiều, mở đầu cho thời kỳ khoa học thực nghiệm. Ông cho rằng, triết học mới phảilà siêu hình học – khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoahọc bộ phận, cũng như đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản.Bản thân siêu hình học phải được xây dựng dựa trên thành quả của các khoa họcđó.Tóm lại, xã hội phương Tây thời trung cổ đã chịu ảnh hưởng bao trùm của haithế lực là thế quyền phong kiến và thần quyền Thiên chúa giáo. Dù chế độ phongkiến là một bước tiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng triết học thời kỳ nàylại là một bước lùi so với triết học thời kỳ cổ đại. Theo đó, khoa học tự nhiên thờikỳ này cũng không có gì nổi bật. Hay nói một cách khác, triết học lùi bước khoahọc thời kỳ này cũng không thể rộng đường phát triển.3. Thời phục hưng – cận đạiVảo thời phục hưng [Thế kỷ XV – XVI], ở Tây Âu, phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa hình thành gắn liền với phong trào phục hưng văn hóa, hình thànhtừ Ý và lan sang các nước phương Tây khác như: Pháp, Anh, Tây Ban Nha,Đức… Sau Ý, chủ nghĩa tư bản được hình thành ở Anh và các nước Tây Âukhác. Cùng với đó, sự ra đời và phát triển của khoa học tự nhiên, những cải tiếnkỹ thuật đã tạo điều kiện cho công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời vàphát triển vững chắc. Bên cạnh sự phát triển của nền công – thương nghiệp tưbản chủ nghĩa là sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Theo đó, giai cấp tư sảnhình thành từ đội ngũ các chủ công trường thủ công, các chủ thầu, người cho vaynặng lãi… và họ ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội. Giai cấp vô sản ra đờibằng việc quy tụ những người nông dân mất ruộng đất, những người nghèo khổtừ nông thôn di cư lên thành thị kiếm sống trong các công trường, xưởng thợ củagiai cấp tư sản.Chính sự biến đổi điều kiện kinh tế - xã hội đã góp phần đẩy mạnh sự pháttriển của khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực như toán học, cơ học, địa lý, thiên văn… đã đạt được những thành tựu đáng kể và bắt đầu tách ra khỏi triết học tự nhiên– đã từng tồn tại trong thời cổ đại. Trong bối cảnh đó, triết học cũng đã thay đổiđối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình. Và cùng với sự xuất hiện của Triếthọc mới, khoa học tự nhiên thật sự ra đời. Một lần nữa, ta thấy được mối quan hệtác động qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên. Một loạt các khám phá khoahọc đã tạo điều kiện thuận lợi cho triết học phát triển, nhưng bên cạnh đó có thểảnh hưởng đến phương pháp triết học, cũng là phương pháp mà khoa học tựnhiên áp dụng, tức triết học mới tác động trở lại khoa học tự nhiên về mặtphương pháp.Tuy nhiên, những ngành khoa học này vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự pháttriển. Trong từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã thu được nhiều tài liệu phongphú và có giá trị. Trong đó, cơ học là ngành phát triển nhất trong giai đoạn này.Chẳng hạn, kết quả to lớn của Niutơn đạt được về cơ học đã ảnh hưởng đếnphương pháp nhận thức thế giới thời kỳ này. Nhìn một cách toàn diện, khoa họctự nhiên thời kỳ này còn ở giai đoạn thu thập tài liệu; các ngành khoa học tựnhiên chỉ nghiên cứu những bộ phận riêng biệt của thế giới và sử dụng phươngpháp thực nghiệm, phương pháp phân tích là chủ yếu. Vì vậy, quan điểm cơ họcvà phương pháp thực nghiệm đã thấm nhuần vào các tư tưởng của con người lúcbấy giờ.4. Thời hiện đạiĐối với tình hình khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên cóbước phát triển mới, chuyển từ giai đoạn thực nghiệm sang giai đoạn khái quát lýluận. Các phát minh trong khoa học tự nhiên như: định luật bảo toàn và chuyểnhóa năng lượng; quy luật về sự bảo toàn của vật chất của Lômônôxốp; học thuyếttế bào của M. Slaiđen và học thuyết tiến hóa của S. Đácuyn. Những phát minh đóchứng minh rằng tự nhiên có quá trình chuyển hóa lẫn nhau một cách biện chứng,phủ định quan điểm siêu hình vẫn thống trị trong tư duy của nhiều nhà khoa họctự nhiên. Từ đây, quan điểm siêu hình đã không còn thích hợp với sự phát triểncủa khoa học tự nhiên, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên, vì vậy để khoahọc tự nhiên thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình, tất yếu phải thay đổi quanniệm về thế giới, cần phải khái quát những thành tựu mới của nó để xây dựngquan điểm biện chứng duy vật trong nhận thức về tự nhiên, tức chuyển từ quanniệm siêu hình sang quan niệm biện chứng. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng củakhoa học tự nhiên đến việc thay đổi những quan niệm triết học. Có thể lấy một sốví dụ như: - Vật lý học: đó là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong vật lý học đãchứng minh rằng tất cả những cái gọi là lực vật lý, lực cơ giới, điện, ánh sáng,điện, từ và ngay cả lực hóa học trong những điều kiện nhất định đều có thểchuyển hóa từ cái nọ sang cái kia mà không mất đi một chút lực nào cả; điều đóchứng tỏ tự nhiên có mối liên hệ thực sự với nhau.- Trong lĩnh vực sinh vật học, học thuyết tế bào của M. Slaiđen và của T. Svannơđã chứng tỏ mọi thực thể sinh vật đều do các tế bào cấu tạo thành và sinh ra và dođó, mọi sinh vật trong giới tự nhiên đều có mối liên hệ bên trong, giữa thực vậtvà động vật không còn là những lĩnh vực hoàn toàn cách biệt như quan niệm siêuhình. - Học thuyết tiến hóa của Đácuyn đã chứng minh rằng dưới tác động của môitrường sống biến đổi, các loài động vật trên trái đất có sự tiến hóa từ cấp thấp lêncấp cao. Học thuyết này đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ độngvật; đây là một đòn giáng vào quan niệm siêu hình cho rằng các loài vật khôngbao giờ thay đổi và vào quan niệm tôn giáo cho rằng thế giới và con người doThượng đế sáng tạo ra.Trong tác phẩm “Biện chứng tự nhiên”, Ăngghen đã chỉ rõ đồng thời phântích sự phát triển của khoa học không thể thiếu được vai trò của triết học, bởi vìtriết học tác động đến phương pháp tư duy của con người. Bằng các dẫn chứng cụthể của sự phát triển của khoa học tự nhiên và của triết học, Ăngghen đã chỉ ra sựtác động của triết học đến sự phát triển của khoa học tự nhiên: Chẳng hạn đối vớigiả thiết về khối tinh vân nguyên thủy của Cantơ, Ăngghen đã chỉ ra sự hạn chế,bất lực của quan niệm siêu hình, đã không nhận thấy giá trị khoa học của nó và vìvậy sự phát triển của khoa học tự nhiên bị chậm lại. Tương tự, do quan niệm siêuhình về tự nhiên nên nhiều năm Laien cũng không tiến đến việc đề xuất họcthuyết về sự biến dị của các loài.Nghiên cứu tình hình khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX, Ăngghen chỉ rarằng do lưu hành chủ nghĩa duy vật tầm thường và chủ nghĩa chiết trung khácnhau trong các trường đại học, tức là một tình trạng rời rạc, hỗn độn đang thốngtrị trong tư duy lý luận, nên khoa học tự nhiên cũng rơi vào tình trạng không cólối thoát, không thể phát triển được. Để thoát ra khỏi tình trạng đó, khoa học tựnhiên tất yếu phải quay về với tư duy biện chứng. Ăngghen đã phân tích và điđến khẳng định vai trò của phép biện chứng duy vật như sau: “Chính phép biệnchứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiệnđại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phươngpháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thíchnhững mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu nàysang một lĩnh vực nghiên cứu khác”. [Ph. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20, NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1994, tr.488].Các phát minh của khoa học tự nhiên từ đầu thế kỷ XIX đã bác bỏ hoàn toànquan niệm siêu hình về tự nhiên, đòi hỏi phải có quan niệm mới và phản ánhđúng tự nhiên, đó chính là quan niệm biện chứng duy vật. Điều đó khẳng định sựphát triển của khoa học tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển của triết học. Vì vậy,Ăngghen nói giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng.Tóm lại, bằng sự phân tích nhiều tài liệu thực tế, Ăngghen đã chỉ rõ sự cầnthiết của tư duy lý luận nói chung và tư duy biện chứng nói riêng đối với khoahọc tự nhiên hiện đại. Và như vậy không thể phủ nhận vai trò của triết học, nhấtlà triết học duy vật biện chứng. Phép biện chứng duy vật và những quy luật cơbản phổ biến của nó cũng là cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức của các nhàkhoa học tự nhiên và chứng minh cho giá trị phổ biến của Phép biện chứng duyvật.IV. KẾT LUẬNQua bài phân tích trên, mối quan hệ giữa khoa học và triết học đã được làm rõxuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển của bản thân khoa học tự nhiênvà triết học từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Khoa học tự nhiên mới hình thành ởthời kỳ cổ đại thì vẫn còn sơ khai và nằm trong chính triết học – triết học tựnhiên, do vậy phụ thuộc vào triết học cho sự phát triển của chính mình. Đến lượtmình, khoa học tự nhiên tác động đến sự phát triển của các quan niệm triết học –khi mà những kiến thức của khoa học tự nhiên còn rời rạc, ít ỏi và chưa có tínhhệ thống đã hình thành một quan niệm thô sơ về thế giới - quan niệm duy vật tựphát, về sau đã bị quan niệm siêu hình thế chỗ. Sự phát triển của triết học kinhviện vào thời trung đại đã nâng cao sức mạnh của niềm tin tôn giáo, đánh gục lýtrí – vốn được đề cao vào thời cổ đại trước đó. Điều này đã làm thủ tiêu khoahọc, trước hết là khoa học tự nhiên, mở đường cho thần học phát triển. Qua đó, tathấy rõ ảnh hưởng của quan niệm triết học lên sự phát triển của khoa học.Vào thời phục hưng, quan niệm coi triết học là “người mẹ” của các khoa họcxuất hiện thời cổ đại, bị lãng quên thời trung cổ, bây giờ được khôi phục. Sau đó,quan niệm này phát triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoahọc” trong thời cận đại. Thời này, triết học phát triển nhanh, kéo theo sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, một lần nữa lý trí triết học và hiểu biếtkhoa học vượt lên trên lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo [phù hợp với nguyêntắc phủ định biện chứng trong triết học Mac-Lenin: lý trí – niềm tin – lý trí].Nhưng sau đó, sự phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉXIX đã làm cho quan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phươngpháp tư duy siêu hình không còn phù hợp nữa. Và đó chính là cơ sở cho chủnghĩa duy vật biện chứng ra đời. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, vừa là sự kháiquát lại những thành tựu của khoa học hiện đại, vừa đóng vai trò to lớn đối với sựphát triển của khoa học hiện đại.Thật vậy, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen đã chỉ rõ vaitrò của tư duy lý luận nói chung. Theo ông, “một dân tộc muốn đứng vững trênđỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Đồng thời ôngcũng chỉ ra vai trò của tư duy lý luận trong việc giải thoát khoa học tự nhiên khỏinhững quan niệm duy tâm tôn giáo, thế giới thần linh. Cũng trong tác phẩm“Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen đã chỉ rõ mối quan hệ giữa triết học và khoahọc tự nhiên trong tiến trình lịch sử của bản thân khoa học tự nhiên và của triếthọc. Theo đó, khoa học tự nhiên có vai trò đối với sự phát triển của triết học vàsự phát triển của triết học tương ứng với sự phát triển của khoa học tự nhiên. Vìvậy “mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa họclịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thứccủa nó”.Cuồi cùng, xin được đúc kết về nội dung đã trình bày cụ thể như sau: thời kỳđầu, khoa học tự nhiên tồn tại trong triết học – triết học tự nhiên, đề cao lý trí củacon người. Đến thời Trung cổ, Thiên chúa giáo thống trị, triết học kinh viện nổilên nhưng lại là một bước lùi so với triết học thời trước, nó đề cao niềm tin hơn lýtrí, tác động làm khoa học tự nhiên không còn đường phát triển, rộng đường pháttriển thần học. Đến khi khoa học tự nhiên vựt dậy và phát triển trong bối cảnhphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ vào thời phục hưng –cận đại, thì chủ nghĩa duy vật, tư duy siêu hình sớm hồi phục và phát triển nhanhchóng, triết học lại có bước nhảy vọt mới. Vào cuối thời cận đại, cách mạng tưsản nổ ra, tạo tiền đề cơ sở cho khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, khoa họctự nhiên phân ra thành các ngành độc lập, tách khỏi triết học tư nhiên, tư duy siêuhình không còn phù hợp và do đó tư duy biện chứng lên ngôi, triết học phát triểnlên trình độ tư duy mới, tư duy biện chứng. Đến thời hiện đại, cùng với sự pháttriển của khoa học tự nhiên là những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại choxã hội như: đạo đức, xã hội, môi trường… và đây chính là cơ sở cho triết họcMacxit và triết học ngoài Macxit ra đời. Tóm lại, sự hình thành và phát triển củatriết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể và ngược lại.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề