So sánh bán kính nguyên tử s với ion s2 năm 2024

Để so sánh bán kính nguyên tử, ion thì đầu tiên ta dựa vào số lớp sau đó đến điện tích hạt nhân (Z). Bán kính tỉ lệ thuận với số lớp nhưng tỉ lệ nghịch với điện tích hạt nhân.

Như vậy khi các nguyên tử, ion có số lớp bằng nhau thì nguyên tử, ion nào có Z lớn nhất thì có bán kính nhỏ nhất.

0% found this document useful (0 votes)

1K views

5 pages

Original Title

Chuyên đề - So sánh bán kính nguyên tử giữa nguyên tử và ion.pdf

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

1K views5 pages

Chuyên đề - So sánh bán kính nguyên tử giữa nguyên tử và ion PDF

Jump to Page

You are on page 1of 5

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

So sánh bán kính nguyên tử s với ion s2 năm 2024

Bán kính nguyên tử lưu huỳnh và ion của nó có đặc điểm như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này.

So sánh bán kính của S và S2-

1. So sánh

Bán kính nguyên tử lưu huỳnh nhỏ hơn bán kính ion S2-.

Hình minh họa:

2. Giải thích

Ta có, cấu hình electron của ion S2- là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

⇒ Nguyên tử phi kim S đã nhận 2 electron để hình thành anion S2-.

⇒ Bán kính của anion S2- lớn hơn bán kính của nguyên tử S.

Giải thích: Cả nguyên tử S và ion S2- đều có điện tích hạt nhân là 16+. Mà nguyên tử S có 16 electron còn anion S2- có 18 electron nên hạt nhân của anion S2- sẽ hút các electron yếu hơn làm cho bán kính ion lớn hơn bán kính nguyên tử.

3. Ví dụ minh họa

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Bán kính ion O2- nhỏ hơn bán kính nguyên tử oxi.
  1. Bán kính ion S2- lớn hơn bán kính nguyên tử lưu huỳnh.
  1. Ion O2- có 10 proton.
  1. Bán kính của nguyên tử Cl và ion Cl- là bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

A sai, bán kính ion O2- lớn hơn bán kính nguyên tử oxi.

C sai, ion O2- có 10 electron, 8 proton.

D sai, bán kính ion Cl- lớn hơn bán kính nguyên tử Cl.

Xem thêm các bài viết về cách so sánh bán kính nguyên tử và ion hay, chi tiết khác:

So sánh bán kính của Al và Al3+

So sánh bán kính của Ca và Ca2+

So sánh bán kính của các ion

So sánh bán kính của Cl và Cl-

So sánh bán kính của K và K+

Vấn đề so sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tử và ion là một trong những vấn đề mà nhiều em học sinh hay có sự nhầm lẫn và mắc phải sai sót. Bài viết sau sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này.

So sánh bán kính của các ion

Quảng cáo

1. Bán kinh ion nguyên tử được xác định như thế nào?

Khoảng cách giữa 2 hạt nhân của cation và anion ở trong tinh thể bằng tổng bán kính của cation và anion. Bằng thực nghiệm, khoảng cách giữa các cation và anion của một loạt các tinh thể ion (bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, phổ vi sóng, …) người ta có thể xác định được bán kính của các ion riêng biệt.

Trong chương trình hóa học phổ thông, chúng ta thường có bài tập dạng so sánh bán kính nguyên tử và bán kính của ion (anion – ion âm; cation – ion dương) dựa trên cơ sở của lí thuyết về mặt cấu hình electron và điện tích của hạt nhân. Vì vậy, để so sánh được chính xác (ở mức độ lý thuyết) chúng ta cần chú ý và quan tâm tới lớp vỏ nguyên tử và điện tích của hạt nhân để có căn cứ so sánh.

+ Số lớp electron tăng thì bán kính nguyên tử tăng (tỉ lệ thuận với bán kính)

+ Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính nguyên tử càng giảm (tỉ lệ nghịch với bán kính).

2. So sánh bán kính của các ion

+ Bán kính của các cation bao giờ cũng nhỏ hơn bán kính của các nguyên tử tương ứng. Giải thích:

Khi electron bị mất đi thì không còn tương tác đẩy của nó với các electron khác và các electron còn lại trong nguyên tử bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân làm cho bán kính ion bị co lại. Sự giảm kích thước của ion đặc biệt lớn khi cả lớp electron ngoài cùng bị mất đi.

+ Bán kính của các anion bao giờ cũng lớn hơn bán kính của các nguyên tử tương ứng. Giải thích:

Khi nguyên tử biến thành anion, electron nhận thêm vào làm tăng tương tác đẩy electron – electron làm cho kích thước ion tăng thêm.

3. Mở rộng

Ngoài việc so sánh bán kính của các nguyên tử với nhau; giữa các ion với nhau thì trong nhiều bài tập còn có sự so sánh và sắp xếp của hỗn hợp giữa các nguyên tử và ion với nhau. Để có thể so sánh được, ta cần căn cứ vào đặc điểm của số lớp electron và điện tích của hạt nhân nguyên tử và chú ý vào một số quy luật sau:

+ rcation < rnguyên tử < ranion được tạo thành từ cùng một nguyên tố.

+ Các ion cùng điện tích và có cấu tạo eletron tương tự nhau: khi tăng số lớp vỏ electron, bán kính sẽ tăng. Đó là trường hợp của các ion cùng điện tích của các nguyên tố cùng phân nhóm.

+ Đối với các ion đẳng electron (cùng số electron): Bán kính giảm khi tăng điện tích. Quy luật này áp dụng cho các ion của các nguyên tố cùng chu kỳ có điện tích bằng điện tích của nhóm. Sự giảm bán kính đối với các ion dương xảy ra mạnh hơn.

+ Các ion có lớp vỏ electron của khí trơ có bán kính lớn hơn các ion có phân lớp vỏ d ngoài cùng chưa bão hòa.

+ Trong cùng một chu kỳ, những ion cùng điện tích của các nguyên tố d có bán kính giảm dần.

Quảng cáo

4. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho các nguyên tử Li (Z = 7), Cl (Z = 17), Na (Z = 23), F (Z = 9). Bán kính của các ion được sắp xếp tăng dần theo thứ tự nào?

  1. Li+, Na+, F-, Cl-.
  1. Li+, F-, Na+, Cl-.
  1. F-, Li+, Cl-, Na+.
  2. F-, Li+, Na+, Cl-.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A + Li+: 1s2

+ Na+: 1s2 2s2 2p6

+ F-: 1s2 2s2 2p6

+ Cl-: [Ne]3s2 3p6

Loại đáp án C do: Clo có số lớp electron nhiều nhất nên bán kính lớn nhất. Loại đáp án D do: Li chắc chắn có bán kính nhỏ nhất vì số lớp e nhỏ nhất. So sánh F– và Na+: Các ion có cùng số electron, điện tích hạt nhân tăng nên bán kính nguyên tử giảm dần: F- > Na+. Vậy đáp án đúng là A. Câu 2: Cho các ion sau: 13Al3+, 12Mg2+, 11Na+, 9F- và 8O2-. Bán kính của các ion được sắp xếp tăng dần theo thứ tự nào?

  1. Al3+ < Mg2+ < Na+ < F- < O2-
  1. Mg2+ < Na+ < Al3+ < F- < O2-
  1. Mg2+ < Al3+ < Na+ < F- < O2-
  1. Al3+ < Na+ < Mg2+ < O2- < F-

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là A

Ta thấy Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2- đều có chung cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6.

Các ion đẳng electron (cùng electron): so sánh điện tích trong nhân, điện tích càng lớn ⇒ sức hút càng lớn ⇒ bán kính càng nhỏ.

Theo chiều tăng dần bán kính: Al3+ < Mg2+ < Na+ < F- < O2-

Quảng cáo

Xem thêm các bài viết về cách so sánh bán kính nguyên tử và ion hay, chi tiết khác:

  • So sánh bán kính của Cl và Cl-
  • So sánh bán kính của K và K+
  • So sánh bán kính của Mg và Mg2+
  • So sánh bán kính của Na và Na+
  • So sánh bán kính của O và O2-

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official