So sánh rừng thế giới qua từng năm năm 2024

Với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), nhiều quốc gia ở lưu vực sông Công-gô sẽ sớm được ứng dụng công nghệ cao này trong việc bảo tồn rừng nhiệt đới.

Rừng nhiệt đới được ví như lá phổi của hành tinh, hấp thụ một lượng lớn các-bon đi-ô-xít và cung cấp ô-xy nhằm bảo đảm sự sống trên trái đất. Với hơn hai triệu km2 rừng, lưu vực sông Công-gô có tổng diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới. Ðây là nơi trú ngụ và sinh sống của hàng nghìn loài động vật, thực vật. Tuy nhiên, ngày nay, nguồn tài nguyên phong phú này đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn phá rừng và khai thác gỗ bừa bãi. Theo báo cáo của LHQ, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu km2 rừng bị tàn phá, hơn hai phần ba các khu rừng nhiệt đới có nguy cơ biến mất trong vòng 65 năm nếu chúng ta không kịp thời có những biện pháp ngăn chặn hành vi phá hoại rừng. Các chuyên gia khí tượng cho biết, lượng các-bon đi-ô-xít tăng lên là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu, trong đó đốt phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới đã 'đóng góp' từ 15% đến 20% lượng khí thải làm trái đất ấm lên. Không những thế, nó còn kéo theo hiện tượng mất cân bằng sinh học nghiêm trọng. Chống lại tình trạng phá rừng là một trong nhiều chủ đề 'nóng' được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Can-cun (Mê-hi-cô) vừa qua. Các nước lớn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho những quốc gia đang phát triển, đổi lại các nước này phải thực hiện cam kết bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Hầu hết các quốc gia ở lưu vực sông Công-gô đang gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó tình trạng phá rừng và tìm ra các giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên này. AFD và Spot Image đã thông qua thỏa thuận cung cấp hình ảnh vệ tinh chính xác nhất cho phép các quốc gia trong khu vực có thể theo dõi được những thay đổi về diện tích rừng. Hệ thống ca-mê-ra được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau, hình ảnh của các khu rừng sẽ được truyền trực tiếp về vệ tinh. Spot Image cam kết rằng những thông tin về từng khu vực luôn được cập nhật đầy đủ và liên tục nhằm giúp các nước quản lý và khắc phục nạn phá rừng. CH Trung Phi là quốc gia đầu tiên được ứng dụng công nghệ này. Một quan chức cấp cao Bộ Môi trường nước này cho biết, nhờ những hình ảnh mà Spot Image cung cấp, họ luôn theo dõi được tình trạng rừng của mình. Ngoài ra, nó còn giúp con người giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ nguồn tài nguyên xanh của từng nước tham gia. Ông D.Ri-gan, Giám đốc phụ trách Phát triển bền vững của Spot Image nêu rõ, công ty không chỉ cung cấp những hình ảnh hiện tại, mà còn lưu trữ hình ảnh từ nhiều năm trước, tạo điều kiện thuận lợi giúp chính phủ các nước có thể so sánh về thực trạng rừng qua từng giai đoạn. CH Trung Phi là quốc gia gương mẫu trong việc theo dõi và bảo vệ 5,3 triệu ha rừng. Tuy nhiên, tại nhiều nước trong khu vực, tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra và là nguyên nhân chính khiến rừng suy thoái và cạn kiệt. Ông D.Ri-gan cho biết, hình ảnh vệ tinh Spot 5 có độ phân giải từ 2,5 m. Với độ phân giải này, chúng ta có thể quan sát được cả những lỗ hổng trong từng tán lá, do vậy việc quản lý sẽ thuận lợi hơn. Spot 6 dự kiến được đưa ra năm 2012 sẽ cho độ phân giải cao tới 1,5 m với chi phí thấp hơn.

Quản lý rừng bằng hình ảnh vệ tinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với các quốc gia ở lưu vực sông Công-gô. Tuy nhiên, tại khu vực nhiệt đới ẩm, mây xuất hiện nhiều hơn là một trở ngại lớn trong việc truyền hình ảnh về vệ tinh. Thách thức khác cũng được đặt ra là vấn đề đào tạo các kỹ thuật viên có thể đọc và giải thích bản đồ. Ngoài ra, việc truy cập những hình ảnh này cũng là một khó khăn.

Độ che phủ rừng của Lào hiện là 58%, Campuchia 47%, trong khi Việt Nam gần 42%, theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Sáng 6/11, trong phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, đại biểu Nguyễn Văn Hiển, phản ánh, qua Google map ông thấy rõ diện tích rừng của Việt Nam thấp hơn các nước xung quanh. "Phải chăng chúng ta bảo vệ rừng không tốt, năng lực quản lý hay nguyên nhân gì khác?", ông Hiển băn khoăn.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời, việc theo dõi trên bản đồ Google của đại biểu "là hoàn toàn chính xác". Độ che phủ rừng của Lào hiện là 58%, Campuchia 47%, trong khi Việt Nam gần 42%.

"Hai nước Lào, Campuchia đều có dân số ít, diện tích tự nhiên bình quân cao và rừng tự nhiên nhiều. Còn ở Việt Nam, hiện diện tích rừng tự nhiên 10,3 triệu ha, trong đó 1,3 triệu ha phục hồi trong 30 năm qua", ông Cường nói và cho hay độ che phủ rừng ở Việt Nam thấp hơn hai nước bởi nguyên nhân lịch sử. Bên cạnh đó, đương nhiên có trách nhiệm về công tác quản lý.

So sánh rừng thế giới qua từng năm năm 2024

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Vì vậy, tới đây, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân để bảo vệ và phát triển rừng. Với rừng tự nhiên, ông đề xuất kiên quyết không cho can thiệp, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên.

Bằng cơ chế chính sách, nhà nước tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ, phục hồi chất lượng rừng tự nhiên. Trên các khu vực trọng yếu như Lâm Đồng, Tây Bắc, ven biển có chương trình riêng để phục hồi rừng. Chính phủ cũng có giải pháp cho vấn đề 24.000 hộ di dân ở Lâm Đồng.

"Hiện diện tích rừng trồng của Việt Nam 4,3 triệu ha nhưng chủ yếu là keo, sinh khối nhanh nhưng độ bền vững, chống chịu thiên tai kém. Do vậy, phải thay dần bằng các cây bản địa để thay đổi cơ cấu, tăng giá trị, độ che phủ và chất lượng bền vững trước thiên tai", ông Cường nói.

Đồng thời, nhà chức trách phải tăng cường quản lý từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là áp dụng chế tài mạnh trong xử lý hình sự vi phạm về rừng. "Năm 2019 đã xử lý 373 vụ, khởi tố 48 vụ. Nhưng cần kiên quyết xử lý hơn nữa, vì năm 2019 vẫn còn hơn 2.500 ha rừng bị xâm hại", ông Cường nói.

Ngoài các vi phạm về phá rừng, đại biểu Nguyễn Văn Hiển cho rằng còn có nhiều vi phạm khác về môi trường đã được phát hiện, song đến nay chưa truy cứu trách nhiệm hình sự trường hợp nào, kể cả những vụ vi phạm nghiêm trọng?

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí giải thích không phải vi phạm nào cũng bị xử lý hình sự. Việc xử lý phụ thuộc vào mức độ định lượng gây ô nhiễm môi trường; có những hành vi đã bị xử lý hành chính và tái phạm thì mới xử lý hình sự.

Ngoài ra, có trường hợp sai phạm cá nhân núp bóng pháp nhân. Chẳng hạn như giám đốc công ty chỉ đạo xả thải gây ô nhiễm, khởi tố điều tra rồi nhưng công ty này có xử lý tiếp không? Căn cứ truy tố còn là vấn đề.

"Cần có hướng dẫn của các cấp, từ nghị quyết đến thông tư liên tịch quy định rõ tình tiết cụ thể để cơ quan chức năng thực thi. Hiện nay cán bộ thực thi lúng túng. Sợ nếu làm tốt nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể sẽ oan", ông Trí nói.