Tại sao lại gọi là hồ hale

Bởi Nguyen Dinh Hoa, Phan Van Giuong

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nguyen Dinh Hoa, Phan Van Giuong

Giới thiệu về cuốn sách này

[HNM] - Sau ngày giải phóng Thủ đô, tôi theo gia đình về ở tại một căn gác nhỏ thuộc phố Yết Kiêu, cách hồ Thiền Quang khoảng 200m. Một đứa trẻ sinh ra trong những năm đầu kháng chiến tại núi rừng Việt Bắc, trở về Hà Nội khi đó mới bảy, tám tuổi không khỏi ngỡ ngàng trước những đường phố ngang dọc, những ngôi nhà cao tầng và những dòng người, dòng xe nườm nượp. Nhìn thấy tàu điện chạy trên phố, trên nóc có chiếc cần và chiếc giây thừng buông thõng xuống, tôi reo lên “Tàu câu cá! Tàu câu cá” làm cha tôi cười vang lên bảo tôi là “đồ ngố rừng”...

Những năm tháng sau đó, tôi đi học cấp một tại trường Vân Hồ, cấp hai ở trường Quang Trung, hằng ngày tôi đều đi qua hồ Thiền Quang. Hằng ngày, hằng ngày, lũ trẻ chúng tôi nô đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng xung quanh bờ hồ, rồi lại nhảy xuống hồ bơi lội bì bõm không còn biết mệt là gì. Nhưng có lẽ cái thú nhất với tôi là câu cá, vì cá ở hồ là do nhà nước thả, hằng ngày đều có ngươi trông giữ. Nhưng với lũ trẻ chúng tôi thì giữ làm sao nổi. Tôi là thằng “sát cá”, các cụ bảo thế. Cứ vác cần ra hồ là có cá đem về. Ngày ấy làm gì có những cần câu máy hiện đại như bây giờ, chúng tôi đều phải đi kiếm tre về hì hụi vót lấy cành để câu. Tôi có thể nhìn tăm cá sủi lên trên mặt nước, biết loài cá nào đang ở dưới nước, nhìn phao nháy biết loại cá nào đang đớp mồi, xem hướng gió, nhìn gợn sóng biết phải câu ở góc nào mới được, nghe thời tiết biết hôm nào cá nổi... Tôi mê câu đến nỗi cứ sểnh ra một cái là lại trốn học bài ra hồ câu cá và thường xuyên bị cha tôi cho ăn đòn. Nhà văn Nguyễn Tuân thân với cha tôi, mỗi lần đến chơi, gặp tôi ông lại hỏi “Hôm nay cháu câu được nhiều cá chưa? Xem có con nào ngon, rán lên để bác với bố cháu nhắm rượu”. Hồ Thiền Quang có diện tích khoảng 5 hec ta, cùng với hồ Bẩy Mẫu là một không gian xanh, một lá phổi xanh điều tiết khí hậu cho cả một vùng cư dân ở phía nam thành phố. Nó là nơi để mọi ngươi hóng mát trong những ngày hè oi bức, là nơi để mọi người ra tập thể dục buổi sáng, hít thở không khí trong lành, là nơi tổ chức vui chơi giải trí trong những ngày lễ, ngày Tết. Tôi còn nhớ trong năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, hồ Thiền Quang là nơi bắn pháo hoa trong dịp Quốc khánh 2-9. Lũ trẻ chúng tôi mong chờ ngày đó vô cùng. Xem pháo hoa chỉ là chuyện nhỏ, chúng tôi tranh nhau bơi ra hồ để vớt dù rơi xuống hồ, trèo lên cây, lên những mái nhà để lấy dù. Những chiếc dù pháo hoa bằng vải lụa trắng, xanh, đỏ bay lơ lửng trên bầu trời rực rỡ trong muôn vàn ánh sáng lấp lánh muôn màu của đêm hội đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên. Nằm ở phía Bắc của hồ Thiền Quang có một xóm nhỏ nằm lọt thỏm trong lòng thành phố - xóm Hạ Hồi. Xóm Hạ Hồi thuộc làng Liên Thủy xưa, còn tên của nó có phải là tên gốc hay không thì chưa ai có thể kiểm chứng được. Có giả thuyết cho rằng, vào cuối đời vua Quang Trung, một số cư dân từ phía Nam thành phố về đây sinh sống, họ đã đặt tên cho cái xóm nhỏ này là Hạ Hồi để tưởng nhớ đến một trong những chiến thắng vĩ đại của vua Quang Trung trong đêm mồng Ba Tết năm Kỷ Dậu. Đến tháng 7-1945, thị trưởng Thành phố Hà Nội lúc bấy giờ là ông Trần Văn Lai đã chính thức đặt tên cho cái xóm nhỏ này là xóm Hạ Hồi. Xóm Hạ Hồi nằm lọt trong ba con phố, phía Bắc là Trần Hưng Đạo, phía Đông là Quang Trung, phía Nam là Trần Quốc Toản. Trong xóm có một con ngõ nhỏ từ phố Trần Hưng Đạo đi vào chia làm ba nhánh, một ra phố Trần Quốc Toản, hai nhánh ra phố Quang Trung. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, xóm chỉ có dăm bảy ngôi biệt thự, còn lại là những nhà nhỏ vườn cây um tùm, là nơi lũ trẻ chúng tôi thường vào đấy bắn chim và hái trộm quả. Sau này, xóm Hạ Hồi càng trở nên nổi tiếng vì có nhiều văn nghệ sĩ về đây sinh sống như gia đình nghệ sĩ ưu tú Hoàng Mi, nghệ sĩ Piano Hoàng Ly, họa sĩ Phương Thảo, họa sĩ Hào Hải... đặc biệt gia đình nhà văn Kim Lân, là nơi tụ hội của rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhà văn Nguyên Hồng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhà văn Nguyễn Tuân... các họa sĩ Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái... và nhạc sĩ Văn Cao. Cũng còn một xóm nữa ngày xưa liền kề với xóm Hạ Hồi là xóm Liên Trì vào những năm 60 của thế kỷ XX vẫn còn được nhiều người nhắc đến mặc dù từ lâu nó không còn tồn tại nữa. Thay vào đấy là phố Liên Trì và phố Đoàn Nhữ Hài, nơi cư ngụ của nhà văn Tô Hoài tác giả của Dế mèn phiêu lưu ký đã làm bao nhiêu thế hệ trẻ con mê đắm. Viết đến đây tôi chợt ngộ ra rằng, trên cái nền đất cổ xưa xung quanh hồ Thiền Quang ngày nay lại là nơi tụ hội của các thế hệ văn nghệ sĩ, các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản. Phố Nguyễn Du mang tên một thi hào vĩ đại của dân tộc, là nơi “đóng đô” của Hội Nhà văn Việt Nam, nơi tụ hội, nuôi dưỡng bao thế hệ nhà văn, nhà thơ cho đất nước trong nhiều thập kỷ. Hội Nhà văn bây giờ ngụ tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, cũng mang tên một nhà thơ lớn của dân tộc... Nhà 65 Nguyễn Du bây giờ là Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tại phố Thiền Quang, số nhà 13 là nhà của cố họa sĩ Phạm Viết Song, số nhà 12 nguyên là Nhà xuất bản Quy Sơn nổi tiếng một thời. Phố Yết Kiêu, số 108 là nhà của cố nhạc sĩ Văn Cao, nhà số 100 là trụ sở của Báo An ninh Thế giới. Phố Vũ Lợi, nhà số 7 là nhà của cố nhà văn Trần Dần. Bên Nguyễn Thượng Hiền, ngôi nhà số 10 nguyên là tập thể cũ của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật là nơi ở của nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ như cố họa sĩ Trần Văn Cẩn, cố nhà thơ Tế Hanh... nhà số 9 cũng là nơi cố nhạc sĩ Đặng Đình Hưng đã từng ở. Trở về phía Đông của hồ Thiền Quang, trên phố Quang Trung có Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Kim Đồng. Phố Hồ Xuân Hương có Báo Nhi Đồng, Báo Tiền phong. Góc phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông là Nhà xuất bản Dân tộc... Như vậy ta có thể thấy, hồ Thiền Quang chính là nơi tụ thủy, tích tụ “ánh sáng Phật”, là một thế đất nhân văn, thu hút nhân tài... Hơn 60 năm đã đi qua, lũ trẻ con chúng tôi nay đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, chúng tôi lớn lên, già đi còn hồ Thiền Quang thì nhỏ lại. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, hồ Thiền Quang mãi là những ký ức êm đềm nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Đường Nguyễn Du, con đường của thi ca, con đường thơ mộng của tình yêu với những cây hoa sữa cổ thụ, với mùi hương đặc trưng thơm hắc tỏa lan trên mặt hồ trong những đêm gió mùa se lạnh.

Mỗi lần trở về phố, tôi lại đi trên con đường Nguyễn Du như một thói quen. Thẫn thờ thả hồn ra mặt hồ, nghe tiếng chuông chùa Quang Hoa tỏa lan trên mặt nước hồ lấp lánh. Lòng tôi lại thấy dịu đi để trở về với những kỷ niệm thời thơ ấu...  

Tôi may mắn được sinh ra trên phố Nguyễn Du rất đẹp gần hồ Hale [nay là hồ Thiền Quang]. Khi lớn lên, trong khuôn viên bán đảo của hồ có Nhà văn hóa Thanh niên, nay là Nhà văn hóa Học sinh sinh viên. Thập niên 1970, tôi học lớp đào tạo bí thư, phó bí thư chi đoàn ở đây, sau đó học tiếp lớp cán sự đoàn, rồi lớp tổng đội phụ trách thiếu nhi.

Sau khi cậu tôi qua đời, mợ tôi đưa hai chị em tôi về sống chung với ông bà ở khu Trúc Bạch. Ngôi nhà tôi ở kiểu Pháp có 2 tầng, mỗi tầng cao 6 mét. Lưng ngôi nhà là hồ Trúc Bạch, đứng trên sân thượng nhìn lướt qua hồ thấy đường Cổ Ngư rất rõ, có cảm giác nhận ra cả người quen xuất hiện trên đường này, nay là đường Thanh Niên.

Từ nhà tôi đi qua phố Phó Đức Chính là tới đầu dốc đường Thanh Niên, nhà thuyền Hồ Tây ở ngay bên tay phải. Ngày bé, tôi thường theo cậu tôi và em trai tôi mang theo cái chai lấy nước Hồ Tây để đổ dế ở gần chùa Trấn Quốc. Khi về, chúng tôi không trở lại đường cũ mà thong dong hết đường Thanh Niên. Thỉnh thoảng tôi dừng chân ở gốc cây đa nhặt búp đa phùng má thổi, mặc cho người cậu và em trai thỉnh thoảng giục “nhanh lên”.

Qua đền Quán Thánh nghe tiếng leng keng chuông tàu điện, nhưng khi tàu dừng thì ba cậu cháu không lên tàu ngay mà chờ chuyển bánh rồi nắm tay vịn nhảy lên, bọn trẻ chúng tôi “thích thế”. Ông bán vé làu bàu “con gái mà cũng nhảy tàu”. Cái tính nghịch ngợm “thích thế” thì đành gãi đầu chịu nghe mắng.

Gần nhà tôi là phố Đặng Dung đi ra phố Phan Đình Phùng, mùa hè hoa sấu rụng trắng như tuyết, mùa thu lá rụng trải vàng lối đi. Và đây, nhà thờ Cửa Bắc do người Pháp xây dựng từ năm 1861 gọi là nhà thờ Đức mẹ Hà Nội. Khi còn trẻ, vào mùa đông, tôi và bạn gái thường đạp xe dạo quanh đây, thỉnh thoảng gặp đạo diễn, nhà thơ Phan Vũ mặc ba đờ xuy [pardessus] thả từng bước trên phố Phan Đình Phùng và Nguyễn Biểu, vì nhà Phan Vũ ở phố Hàng Bún, đôi lần chúng tôi hỏi thăm nhau. Sau này bài thơ Hà Nội phố của anh ra đời tôi mới hiểu lý do anh trầm tư trên phố vắng và biết anh có biệt tài làm thơ.

Buổi sáng mùa hè đi trên phố Hoàng Diệu thấy vỏ ve sầu lột xác rất nhiều dưới gốc cây xà cừ, buổi trưa là chúng dạo lên “tình ca ve sầu” không bổng không trầm rất êm tai. Rẽ phải vào phố Tôn Thất Đàm là đến lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi các em và các cháu tôi còn nhỏ thường cùng tôi đến quảng trường Lăng vui chơi vào các buổi tối.

Ngày bé, tôi thường theo cậu tôi và em trai tôi mang theo cái chai lấy nước Hồ Tây để đổ dế...

Ảnh Lưu Quang Phổ

Khu phố xưa gần Lăng Bác

Hình ảnh “khi xưa ta bé” là sau ngày thủ đô giải phóng, mợ tôi may cho cái áo dài gấm màu tím cẩm rồi cho hai chị em đi xích lô ra khu vườn phía sau quảng trường Ba Đình chụp ảnh, tôi chỉ cười chúm chím vì sún hai cái răng cửa.

Thời tiểu học, tôi học trong trường Nguyễn Trãi, số 67 phố Cửa Bắc [nay là Trường THPT Phan Đình Phùng] trong địa phận khu Trúc Bạch. Đợt bầu cử Quốc hội khóa 2, tổ bầu cử số 52 đặt hòm phiếu tại trường Nguyễn Trãi. Ngày 8.5.1960, Bác Hồ đã thực hiện quyền công dân của mình đến đây bỏ phiếu, 8 năm sau Bác còn nhiều lần là cử tri của khu Trúc Bạch, Ba Đình. Vào một ngày xuân, học sinh chúng tôi đã được Bác cho phép vào tham quan Phủ Chủ tịch và ăn kẹo tết của Bác. Sau này, dù đi đâu xa nhà, ở đâu xa quê hương, những kỷ niệm này đã trở thành son sắt.

Thập niên 1980, tôi sống và làm việc ở TP.HCM, cuối năm nào cũng về Hà Nội và không quên tới Lăng Bác thưởng ngoạn hoa đào. Gần đây nhất là tết Kỷ Hợi 2019, rất may dịp tết chưa bị dịch Covid-19, vợ chồng tôi từ Đức trở lại thăm Lăng Hồ Chủ tịch và khu vườn của Bác. Ông Becker, chồng tôi, luôn mỉm cười trước một màu xanh thanh tịnh, nhà sàn khiêm tốn. Cánh gió lao xao những rặng cây như chào đón du khách quốc tế đang đến và đón nhận tình yêu của những đứa con xưa về thăm Người. Quay trở ra thấy đàn cá trong ao đang tung tăng đùa giỡn, lối nhỏ ôm quanh ao cá hữu duyên vương vấn bước chân bao cảm xúc.

Nhiều du khách dừng chân bên thành cầu chụp ảnh đàn cá thân thiện, chỉ chừng trăm mét nữa thôi tạm biệt khu vườn nhiều chủng loại cây đã từng được bàn tay vun xới và in dấu chân của Bác. Ngoài kia, trước lăng của Người, gió thiêng mềm như lụa trên ngọn cờ đỏ bay hoài không mệt mỏi vẫy chào vạn vật. Vọng về từ thinh không lời ca “Hôm nay đứng bên người, con xin khắc sâu lời người trọn đời thủy chung”…

Năm nay đã là hai cái tết chỉ vì Covid-19 mà chưa về thăm quê hương. Lúc này nhớ lại bồi hồi ứa nước mắt.

Mỗi con phố Hà Nội đều có sử tích riêng mà thế hệ sau cần tìm hiểu. Tôi chỉ đủ thời gian kể về những con phố trong Q.Ba Đình gần nhà tôi, là nơi Bác Hồ chọn làm lễ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Yêu lắm khu phố của tôi, Hà Nội của tôi.

Tin liên quan

  • Hà Nội - mùa cây thay lá
  • Nghĩ về Hà Nội
  • Hẹn cùng mùa xuân

Video liên quan

Chủ Đề