Xét nghiệm nước tiểu chỉ số a c là gì

Khi xét nghiệm nước tiểu, nhiều người nhận được tờ giấy kết quả với rất nhiều thông số, ký hiệu khác nhau không thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Thông thường, nếu sức khỏe có vấn đề gì, bác sĩ sẽ thông báo với bạn. Tuy nhiên, để chủ động hơn, bạn nên nắm được cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản.

Xét nghiệm nước tiểu chỉ số a c là gì

  1. Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất của cơ thể, bởi chứa phần lớn các chất cặn bã được đào thải ra bên ngoài. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý từ nước tiểu đưa đi xét nghiệm sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể tại thời điểm đó. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu là chỉ định quan trọng và cần thiết nhằm:

– Tầm soát, chẩn đoán bệnh: kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản có thể gợi ý một số bất thường trong cơ thể, từ đó thực hiện tầm soát chuyên sâu, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để kịp thời cải thiện, điều chỉnh lối sống, việc điều trị bệnh có thể đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao.

– Đánh giá, theo dõi quá trình điều trị bệnh: với một số người bệnh đang điều trị bệnh thì xét nghiệm nước tiểu sẽ góp phần đánh giá bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng tiến triển của bệnh như thế nào, có đáp ứng với điều trị hiện tại hay không, giúp bác sĩ nhận định được mức độ tiến triển và tiên lượng bệnh, kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị…

– Thử thai, khám thai định kỳ

  1. Quy trình xét nghiệm nước tiểu

Bước 1: Người bệnh nên vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài rồi đi tiểu để lấy nước tiểu xét nghiệm (khoảng 30 – 60ml).

Bước 2: Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, người bệnh nên đưa dòng nước tiểu đầu và cuối vào một lọ, phần giữa vào một lọ (tùy trường hợp).

Bước 3: Người bệnh đưa lọ chứa nước tiểu vừa lấy tới vị trí khay đựng mẫu bệnh phẩm được bệnh viện quy định.

Bước 4: Nhân viên bệnh viện sẽ đem lọ nước tiểu và giấy xét nghiệm của người bệnh đến phòng xét nghiệm và chờ kết quả.

  1. Cách đọc 10 chỉ số nước tiểu cơ bản

2.1 Glucose (GLU)

Ý nghĩa: Là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có những bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống

Chỉ số bình thường: < 0.84 mmol/l

Glucose là một loại đường trong máu, không có trong nước tiểu hoặc có nhưng rất ít. Khi glucose xuất hiện trong nước tiểu, có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường do đường huyết tăng cao. Đường sẽ bắt đầu được bào tiết ra nước tiểu. Glucose cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. Một vài trường hợp khác xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu chỉ số a c là gì

Lưu ý: Sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu sau khi ăn nhiều thức ăn ngọt là một điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường lần xét nghiệm thứ 2 cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có các dấu hiệu kèm theo như: mệt mỏi, thường xuyên khát nước, sụt cân. Bạn nên tiến hành xét nghiệm thêm đánh giá dung nạp glucose để có được kết quả chính xác.

2.2 Billirubin (BIL)

Kết quả bình thường: Âm tính

Billirubin có nguồn gốc từ sự thoái hóa của hồng cầu và thải ra khỏi cơ thể qua phân. Bình thường, Billirubin không có trong nước tiểu nên cho kết quả âm tính. Khi gan bị tổn thương do xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật (dòng chảy của mật từ túi mật bị tắc nghẽn), viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, Billirubin sẽ xuất hiện trong nước tiểu.

2.3 Ketone (KET)

Dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài

Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai

Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L

Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, dấu hiệu nhận biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện lượng xeton và dấu hiệu cơ thể đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa, chất Ketone sẽ được thải qua đường nước tiểu. Khi phát hiện lượng Ketone kèm theo các dấu hiệu ăn không ngon, mệt mỏi, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ hơn.

2.4 Tỷ trọng (Specific gravity – SG)

Kết quả chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025

Chỉ số đánh giá mức độ loãng hay cô đặc của nước tiểu do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước. Bên cạnh đó còn báo hiệu tình trạng bệnh của bạn:

Nếu lượng nước tiểu bình thường nhưng tỉ trọng giảm thì là dấu hiệu của bệnh huyết áp. Lượng nước tiểu và cả tỉ trọng đều tăng thì là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Còn trong trường hợp tình trạng giảm tỉ trọng kéo dài thì rất có khả năng cô đặc nước tiểu của thận, thường gặp trong suy thận mạn.

2.5 Hồng cầu (Blood – BLD)

Ý nghĩa: Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu báo hiệu bạn đã mắc các bệnh: ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến, viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có triệu chứng, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.

Kết quả bình thường: Âm tính.

2.6 Độ pH (Độ acid)

Nồng độ pH trong nước tiểu tăng do nhiễm khuẩn thận, pH trong nước tiểu giảm do nhiễm ceton. Có thể do đái tháo đường, tiêu chảy, mất nước.

Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu

Kết quả: Chỉ số bình thường: 4.8 – 7.4

Độ pH giúp đánh giá độ acid hoặc bazơ có trong nước nước tiểu

pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh

pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ)

pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh

2.7 Protein ( PRO – Đạm)

Kết quả khi tổng phân tích nước tiểu cho chỉ số bình thường: < 0.1 g/L

Khi xét nghiệm cho ra kết quả Protein > 0.1 g/L, đó là dấu hiệu liên quan đến các bệnh như viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận cùng với đó là hội chứng suy tim, bệnh K Wilson, bệnh cao huyết áp ác tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh cao huyết áp lành tính, và cùng với đó là viêm nội tâm mạc bán cấp.

Phụ nữ có thai có protein trong nước tiểu lên 0.1 g/L, đây là dấu hiệu thai phụ bị thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận,… Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng đái tháo đường.

2.8 Urobilinogen (UBG)

Kết quả chỉ số bình thường: < 16.9 µmol/L

Đây là chất tạo thành từ sự thoái hóa của bilrubin, thông thường chất này được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với Urobilinogen, bạn có thể bị xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, thậm chí còn có thể mắc hiện tượng huỷ tế bào gan, bệnh tắc ống mật chủ, K đầu tụy, và bệnh suy tim xung huyết có vàng da.

2.9 Nitrit (NIT)

Kết quả chỉ số bình thường: Âm tính

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrit. Do đó nếu nitrite dương tính trong nước tiểu là tình trạng bị nhiễm trùng đường niệu.

2.10 Bạch cầu ( LEU – Tế bào bạch cầu)

Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước.

Bình thường: Âm tính

Lưu ý: Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế tiến hành tổng phân tích nước tiểu. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy và sử dụng dịch vụ.