1 khối nước bao nhiêu tiền tphcm năm 2024

Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên (Sawaco), phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải ở thành phố áp dụng từ đầu năm tới sẽ tăng 5% so với hiện nay, từ 20% lên 25% trên đơn giá cấp nước.

Ngày 1/6/2021, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TPH.CM giai đoạn 2022-2025. Theo đó, lộ trình thu tiền thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp được UBND TPHCM quy định như sau: bắt đầu từ năm 2022 là 15%, năm 2023 là 20%, năm 2024 là 25% và năm 2025 là 30%.

Như vậy, từ ngày 1/1/2024, dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP.HCM sẽ tăng 5% so với năm 2023. Khoản tiền trên được UBND TP.HCM giao Sawaco thu hộ.

Đại diện Sawaco, cho biết số tiền thu hộ căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hàng tháng, mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định và nộp vào ngân sách Nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, ngoài đóng phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải với mức mới là 25%, người dân TP.HCM sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định mới tại Nghị quyết 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ngày 29/11/2023. Cụ thể mức thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 là 8% và 6 tháng cuối năm 2024 là 10%.

Trước đó, từ ngày 15/11/2019, giá bán nước sạch ở thành phố giai đoạn 2019-2022 đã tăng trung bình 5-7% mỗi năm, sau đề xuất của Sawaco. Đơn vị này cho biết giá nước từ năm 2013 đến 2019 chưa được điều chỉnh khiến tình hình tài chính bị ảnh hưởng khi phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện “nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội”.

Hiện nay, giá nước sạch tại TP.HCM theo định mức thấp nhất cho hộ gia đình sử dụng 4m3 mỗi người mỗi tháng là 6.700 đồng/m3; định mức 4-6m3 là 12.900 đồng/m3; từ 6m3 trở lên là 14.900 đồng/m3. Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể giá 13.000 đồng/m3. Đơn vị sản xuất giá 12.100 đồng/m3. Đơn vị kinh doanh, dịch vụ giá 21.300 đồng/m3.

Theo quy hoạch đến năm 2025, TP.HCM sẽ có 12 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất gần 3 triệu m3/ngày. Trong đó, các nhà máy có công suất lớn tập trung ở lưu vực kênh Tàu Hủ - kênh Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lưu vực Đông Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm và lưu vực Tham Lương - Bến Cát.

Trên thực tế, hiện nay TP.HCM mới đang vận hành ba nhà máy xử lý nước thải gồm Bình Hưng công suất 141.000m3/ngày, Bình Hưng Hòa công suất 30.000m3/ngày, Tham Lương - Bến Cát công suất thực tế khoảng 15.000m3/ngày.

Ngoài ra, còn bốn trạm xử lý nước thải của khu dân cư gồm Tân Quy Đông công suất 500m3/ngày, khu tái định cư 17,3ha Bình Khánh công suất 3.000m3/ngày, khu tái định cư Vĩnh Lộc B công suất 3.700m3/ngày, khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh công suất hơn 7.000m3/ngày.

Mỗi ngày TP.HCM thải ra xấp xỉ 1,6 triệu m3 nước thải nhưng chỉ xử lý được chưa tới 200.000m3 và có khoảng 1,4 triệu m3 nước thải vẫn đổ ra môi trường sông, kênh, rạch.

Hiện nay, hệ thống nước sạch đã được lắp đặt ở hầu hết các địa phương trên cả nước nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. Vậy giá nước sinh hoạt 1 khối là bao nhiêu?

1. 2 nguyên tắc xác định giá nước sinh hoạt

1 khối nước bao nhiêu tiền tphcm năm 2024
2 nguyên tắc xác định giá nước sinh hoạt (Ảnh minh hoạ)

Nguyên tắc xác định giá nước sinh hoạt được quy định tại Điều 2 Thông tư 44/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

- Giá nước được tính đúng, đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu thụ, có lợi nhuận; phù hợp với chất lượng nước, định mức kinh tế kỹ thuật và quan hệ cung cầu, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội của khu vực, thu nhập của người dân trong mỗi thời kỳ.

Đồng thời, đảm bảo hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước với khách hàng; khuyến khích khách hàng sử dụng tiết kiệm; khuyến khích các đơn vị cung cấp nước nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí, giảm thất thoát hay thất thu nước sạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất và phân phối.

- Giá bán lẻ nước sinh hoạt do UBND cấp tỉnh quyết định, đảm bảo phù hợp khung giá nước sạch theo quy định.

Đối với khu vực đặc thù, trường hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, cung ứng nước ở các vùng cao làm giá bán lẻ bình quân của đơn vị cấp nước sau khi được Sở Tài chính thẩm định phương án giá nước cao hơn mức tối đa trong khung giá được Bộ Tài chính quy định thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng nước, thu nhập người dân để quyết định giá nước sinh hoạt phù hợp.

2. Giá nước sinh hoạt là bao nhiêu tiền 1 khối?

Khung giá nước sạch sinh hoạt tối thiểu và tối đa hiện nay được quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

STT

Loại

Giá tối thiểu

Giá tối đa

1

Đô thị đặc biệt và đô thị loại 1

3.500 đồng/m3

18.000 đồng/m3

2

Đô thị loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5

3.000 đồng/m3

15.000 đồng/m3

3

Khu vực nông thôn

2.000 đồng/m3

11.000 đồng/m3

Khung giá nước sạch sinh hoạt nêu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, được áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do UBND cấp tỉnh quyết định tại khu vực đó.

1 khối nước bao nhiêu tiền tphcm năm 2024
Giá nước sinh hoạt là bao nhiêu tiền 1 khối? (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, giá nước sinh hoạt tại các khu vực tương ứng sẽ do UBND cấp tỉnh quy định chi tiết áp dụng cho địa phương nhưng không được vượt quá mức giá tối đa mà Bộ Tài chính đã ban hành.

Ngoài ra, giá nước sạch sinh hoạt cũng có thể được điều chỉnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư 44/2021/TT-BTC, cụ thể:

- Hàng năm, đơn vị cấp nước sẽ chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch, giá nước sạch dự kiến cho năm kế tiếp.

Nếu các yếu tố chi phí để sản xuất kinh doanh nước sạch có biến động là giá nước sạch năm tiếp theo biến động tăng/giảm thì đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch để gửi cho Sở Tài chính thẩm định, trình UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định điều chỉnh.

- Trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát mà giá thành 1m3 nước sạch của năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước có thể cân đối tài chính được thì đơn vị cấp nước có công văn gửi cho Sở Tài chính để báo cáo UBND cấp tỉnh về việc giữ ổn định đơn giá nước sạch sinh hoạt.

3. Cơ quan nào quyết định giá nước sinh hoạt?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP về thẩm quyền, trách nhiệm định của của UBND cấp tỉnh, cụ thể tại điểm đ Điều khoản này quy định UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định giá nước sạch sinh hoạt.

Do đó, căn cứ theo quy định trên thì giá nước sinh hoạt cụ thể hàng tháng của hộ gia đình sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định.

4. Hướng dẫn cách tính giá nước sinh hoạt hàng tháng

Để tính tiền nước sinh hoạt hàng tháng, cần chú ý đến các yếu tố chủ yếu sau:

- Đối tượng sử dụng nước là hộ gia đình, hộ nghèo, hộ cần nghèo hay tổ chức, doanh nghiệp.

- Mục đích sử dụng nước là sinh hoạt.

- Mức tiêu thụ số khối nước trong tháng.

Dựa vào đó có thể xác định mức giá chính xác cho 1 khối nước để tính giá nước.

Ví dụ: Một hộ gia đình (không phải hộ nghèo, cận nghèo, chính sách) sống tại Hà Nội, giá thành nước sinh hoạt sẽ áp dụng cho hộ gia đình này. Mỗi tháng, hộ gia đình đó sử dụng hết 20m3 nước sạch thì cách tính tiền nước thực hiện như sau:

Căn cứ theo Quyết định 3541/QĐ-UBND ngày 07/7/2023 của UBND Thành phố Hà Nội thì giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt đối với các hộ dân cư từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là:

- Mức đến 10m3/đồng hồ/tháng: Hộ thuộc diện gia đình chính sách hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo: 5.973 đồng/m3; Hộ dân cư khác: 8.500 đồng/m3.