Bom rơi đạn nổ là kiểu câu gì năm 2024

Thế hệ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ” là thế hệ thanh niên trong thời kì chiến tranh – một thế hệ anh dũng của Tổ quốc.

Phân tích, bàn luận vấn đề

* Biểu hiện: Biểu hiện của lòng dũng cảm và sự anh dũng của thế hệ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ”:

- Họ tham chiến bằng tấm lòng nhiệt huyết, trẻ trung, lạc quan.

- Họ tham chiến bỏ lại sau lưng mọi mối tình cảm ràng buộc, mọi ước mơ riêng, lí tưởng hoài bão riêng.

\=> Khi Tổ quốc vẫy gọi, họ sẵn sàng khoác ba lô lên đường với lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

* Chứng minh:

- Những tấm gương trong văn học: Người lính nông dân trong Đồng chí, người lính trẻ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay Đất nước – Nguyễn Đình Thi, những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê,…

\=> Đó đều là những tấm gương của thế hệ trẻ đã đi vào văn học.

- Những tấm gương đời thực: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Lâm Thị Mỹ Dạ,…

* Bình luận:

- Thế hệ trẻ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ” là những con người dũng cảm, họ ra đi vì nghĩa lớn. Dù cuộc sống khó khăn gian khổ, thậm chí phải đối mặt với những hiểm nguy, thậm chí là cái chết nhưng họ không hề chùn bước. Những tấm gương, những tên tuổi ấy đã làm nên bức tượng đài bất tử, tô điểm cho màu cờ của Tổ quốc.

- Thế hệ trẻ thanh niên thời chống Pháp chống Mỹ được tôi luyện và có được thành tựu rực rỡ như vậy, không lẽ gì thế hệ trẻ hôm nay không noi gương tiến bước để xây dựng đất nước vững mạnh, giàu đẹp.

Đọc đoạn trích sau:

“14.7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc”.

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm,

NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 160)

Quảng cáo

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?

Phương pháp giải:

Đọc, tìm ý

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: - Bom rơi đạn nổ. - Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người. - Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. - Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 2: Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: - Nỗi nhớ thương của người viết hướng đến ba má và các em, những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc và hướng tới chính cả bản thân mình (khi nghĩ rằng mình cũng đứng trong hàng ngũ những người sẽ hi sinh, dâng trọn đời mình cho Tổ quốc) - Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người giàu tình cảm, suy tư và dũng cảm hi sinh vì độc lập của Tổ quốc. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm”.

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: - Biện pháp tu từ so sánh: “Chết chóc còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm”. - Tác dụng: Nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh, tố cáo tội ác của giặc và cho thấy nguy hiểm luôn rình rập xung quanh con người, từng giờ từng khắc. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 4: Suy nghĩ của anh (chị) về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc”.

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: Dòng tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho thấy: - Nữ liệt sĩ chấp nhận cái chết, thậm chí tự hào vì được đứng trong hàng ngũ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vì ngày mai của dân tộc. - Vượt qua nỗi sợ về cái chết, đó là sự vươn lên, noi gương những người đi trước, kiên cường dũng cảm để bền chí chiến đấu. - Qua đây ta thêm khâm phục và biết ơn những người chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Đồng thời, lời tâm sự này cũng như một lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta trong hôm nay: được sống ở thời bình, không còn phải nghe tiếng bom rơi đạn nổ, có nhiều điều kiện để phát triển và dựng xây Tổ quốc; vì vậy hãy sống làm sao cho xứng đánh với thế hệ cha anh, đừng “sống hoài, sống phí”. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.