Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo

Câu hỏi: Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

Câu trả lời đúng nhất: Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo bao gồm: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.Bên cạnh đó phải bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn; Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức; Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Để hiểu rõ hơn tại sao ta phải bảo về tài nguyên môi trường biển đảo, thì chúng ta hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

1. Khái niệm về môi trường biển

Môi trường biển là loại môi trường bao gồm nước, các sinh vật thủy , hải sản , rêu rong tảo ... hợp thành . Hiện nay tình trạng ô nhiễm diễn ra khắp nơi , không chỉ riêng môi trường đất , không khí mà cả biển đều ô nhiễm hết . Hàng loạt các vụ ô nhiễm nước khiến các loại động vật nơi đây chết hàng loạt .Ví dụ như : Gần đây báo chí đưa tin liên tục về vấn đề cá chết ở duyên hải miền trung hàng loạt , khiến cuộc sống của con người nơi đây trở nên khó khăn , nhiều người lo ngại đến vấn đề sinh sống ở vùng đất này.

>>> Xem thêm: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?

2. Hiện trạng môi trường biển

Môi trường biển của chúng ta đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm!

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế vùng ven biển không ngừng gia tăng qua các năm. Vấn đề thu gom, xử lý chất thài vùng được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển.

Hiện nay, mối đe dọa đối với nguồn lợi thủy sản, du lịch biển Việt Nam đang tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động kinh tế, khai thác biển. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý... cùng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính nguồn lợi thủy sản, du lịch biển...Đánh giá sơ bộ cho thấy, trong vòng 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã mất tới 80% điện tích rừng ngập mặn. Tùy từng thời kỳ, diện tích này có phục hồi, song không nhiều và rừng ngập mặn vẫn luôn bị đe dọa, tiếp tục bị thu hẹp.

Một trong những nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tiêu cực môi trường biển đó là sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam, do lượng tàu bè qua lại lớn. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2009 có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu. Các vụ tai nạn này đã đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường. Ngoài ra, các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh cá, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với thiết bị máy móc lạc hậu và không lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở biển nước ta. Sự cố tràn dầu và thải dầu cặn vẫn tiếp tục xảy ra nhiều, đôi khi trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường biển.

Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế của người dân; cũng như làm suy giảm chất lượng nước biển, từ đó hủy diệt nguồn lợi thủy sản, tài nguyên biển...

>>> Xem thêm: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

3. Hậu quả do ô nhiễm môi trường biển

Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang đè nặng lên môi trường biển và hải đảo, cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, các sự cố môi trường biển để lại hậu quả nặng nề.

Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), chất thải hữu cơlà rác thải từ hoạt động công nghiệp tác động đáng kể đến môi trường biển, làm suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác, làm nước biển nhiễm độc, đặc biệt tại các vịnh và khu vực cửa sông nước ta. Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ đang diễn ra ở mức khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, khu đông dân cư trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt là vùng cửa sông tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và dọc theo ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000 ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ 0-20 m, hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha. Tại một số khu vực như đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), vùng biển tỉnh Quảng Nam…, thảm cỏ biển hầu như không có cơ hội để phục hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản… Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các vùng có đông dân cư như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung và một số đảo khác.

4. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

-----------------------------------

Qua bài viết trên chúng tôi đã nêu ra các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Cung cấp cho các bạn cái nhìn sâu rộng hơn về môi trường biển đảo, hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn chúc bạn học tốt!

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Xem đáp án » 23/03/2020 6,337

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kỉnh tế và bảo vệ an ninh quôc phòng của đất nước?

Xem đáp án » 23/03/2020 5,645

Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?

Xem đáp án » 23/03/2020 5,060

Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biến - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Xem đáp án » 23/03/2020 5,059

Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?

Xem đáp án » 23/03/2020 4,730

Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết.

Xem đáp án » 23/03/2020 3,507