Cư a ha ng trươ ng rm là gì năm 2024

“Tăng doanh thu, giảm chi phí” là câu dường như được các doanh nghiệp nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp. Điều đó là dễ hiểu, bởi “Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận”. Và dường như các doanh nghiệp tập trung vào việc tăng doanh thu nhiều hơn bởi “chi phí” thường bị chúng ta nghĩ rằng:

– Nó đã là tối thiểu rồi, không thể giảm được nữa.

– Việc quản lý chi phí quá phức tạp và tốn thời gian, thôi sức đấy để dồn vào tăng doanh thu có lợi hơn.

Những điều ấy có thể đúng với một quy mô nhỏ, nhưng khi doanh nghiệp bắt đầu mở rộng quy mô thì việc “quản” được chi phí hay “cắt cost” lại đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Lúc ấy, chi phí chỉ cần giảm được một chút thôi đã mang lại hiệu quả lớn. Như Vietcombank chỉ cần “quên trả lãi” (như một số báo viết) đối với các tài khoản có số dư dưới 1,000 đồng trong 16 năm liên tục đã “tiết kiệm” được 10 tỷ – con số mà các startup đều khao khát được rót vốn, nó không hề nhỏ chút nào.

Thuật ngữ “No frills” ra đời để sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ đã được “cắt bỏ” đi các tính tăng không cần thiết để có thể đưa ra mức giá thấp.

Lĩnh vực hàng không giá rẻ là một ví dụ. Mình sẽ lấy ví dụ tại Việt Nam luôn cho gần gũi. Nếu như trước đây thị trường chỉ có Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ. Các chuyến bay với giá vé đắt đỏ nhưng kèm theo các dịch vụ như ăn uống, ghế ngồi thoải mái… trong khi bản chất của việc cung cấp dịch vụ là giúp hành khách di chuyển từ TP HCM ra Hà Nội. Như vậy, khi VietjetAir ra đời đã cắt giảm các chi phí không cần thiết nêu trên (đương nhiên là không cắt giảm phi công chuyển xuống 1 phi công/chuyến bay) để có thể đưa ra mức giá rẻ thu hút đối tượng có nhu cầu.

Không được thành công như Vietjet và có thể thương hiệu này đã chìm vào quên lãng. Cách đây vài năm, gánh nặng chi phí cũng đã làm cho một hãng hàng không tư nhân với tên gọi khá kêu là Air Mekong với biểu tượng “Sếu đầu đỏ” phải ngừng bay. Một trong những nhân tố góp phần làm gãy cánh chú “sếu” này nằm ở việc tỷ lệ chi phí cho một chuyến bay quá lớn (phi hành đoàn, bến bãi…) khi chiếc Bombardier CRJ 900 của họ chỉ chở được 90 hành khách. Mặc dù với tỷ lệ kín chỗ lên đến 82% nhưng chú “sếu” vẫn bị lỗ và buộc phải ngừng bay đến bây giờ chưa dám bay trở lại. Lý giải bằng việc chọn máy bay nhỏ để có thể vào thị trường ngách, tuy nhiên thẳng thắn mà nói thì Air Mekong đã chưa chuẩn bị tốt cho việc cắt giảm chi phí khi có nhân tố làm thay đổi thị trường.

Hàng xóm của chúng ta, AirAsia của Malaysia dưới sự lãnh đạo của Tony Fernandes đã trở thành hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 8 năm liên tiếp. AirAsia được Tony mua lại vào năm 2001 với giá 1RM (khoảng 7,000 đồng) khi hãng chỉ có hai chiếc máy và khoản nợ lên đến 40 triệu RM (khoảng 11 triệu đô la). AirAsia đã trả được khoản nợ hơn 1 năm sau đó và phát triển nhanh chóng thành hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới chỉ vài năm sau đó. Tony Fernandes là một chuyên gia về tài chính, và sự thành công của AirAsia cũng có thể chứng minh ông đã điêu luyện trong việc “cắt cost”. Khi người ta coi sự thành công của Tony Fernandes nằm ở chiến lược giá rẻ nhưng ít ai biết ông đã làm cho giá rẻ như thế nào.

Ứng dụng “no frills” thật tuyệt vời để giảm được chi phí. Ví dụ:

– Lĩnh vực ăn uống có thể cắt giảm nhân viên phục vụ bằng khách hàng tự phục vụ như các cửa hàng ăn nhanh.

– Lĩnh vực khách sạn sẽ không có đồ dùng miễn phí, khách tự thay chăn, ga giường, tự làm đồ ăn sáng… như các loại phòng tập thể (dormitory). Hay phòng khách sạn không có tivi, tủ lạnh, nhà vệ sinh tập thể như các khách sạn con nhộng.

– Và hầu như tất cả các lĩnh vực đều có thể áp dụng được “No frills” như tập gym, rạp chiếu phim, vận chuyển hành khách…

Chi phí có thể được phân loại theo nhiều mục đích khác nhau. Sau đây, mình sẽ giới thiệu một số cách phân loại thường gặp.

1. CHI PHÍ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP

Chi phí trực tiếp là chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà “nhìn” vào sản phẩm dịch vụ đó là có thể “đoán” ra được. Ví dụ để sản xuất ra một chiếc ghế thì chi phí trực tiếp bao gồm:

– NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: sắt thép, gỗ…

– NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP: công nhân sản xuất.

– CÁC LOẠI CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC: giấy nhám (ví dụ: 1 tờ/1 ghế).

Còn chi phí GIÁN TIẾP là các chi phí chung, không tính vào từng sản phẩm được như tiền điện của phân xưởng, lương bảo vệ, chi phí bán hàng…

Chi phí trực tiếp và gián tiếp rất hữu ích trong việc tính giá thành sản phẩm.

2. CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

Chi phí cố định là chi phí không bị ảnh hưởng khi số lượng sản phẩm thay đổi. Ví dụ khi thuê một nhà xưởng để sản xuất hết 50tr/tháng. Cho dù có tạo ra bao nhiêu sản phẩm trong tháng thì chi phí thuê vẫn vậy.

Chi phí cố định là “cố định” nhưng nó vẫn có thể bị “thay đổi”. Ví dụ thuê nhà để làm quán cafe, khách đông, chủ nhà đòi tăng giá. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt nó với chi phí biến đổi ở dưới đây.

Chi phí biến đổi là tổng chi phí thay đổi cùng với số lượng sản phẩm. Ví dụ để sản xuất 1 cái bánh cần 0.1 kg bột thì 10 cái sẽ cần 1kg bột.

Chi phí hỗn hợp có cả cố định và biến đổi. Ví dụ như tiền lương của nhân viên kinh doanh bao gồm lương cố định + lương kinh doanh theo % giá trị hợp đồng.

Việc phân loại chi phí theo cố định và biến đổi rất hữu ích trong việc tìm ra điểm hòa vốn, lập kế hoạch kinh doanh, cắt giảm chi phí…

Trên đây là hai cách phân loại chi phí điển hình, vẫn còn nhiều cách khác mà các anh chị và các bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet để áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình. Hãy liệt kê tất cả các chi phí xảy và tìm cách cắt giảm nó đi, đôi khi điều tưởng chừng như nhàm chán này lại khiến chúng ta có nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ. Trước khi Uber ra đời thì chắc ta nghĩ cứ làm dịch vụ vận chuyển hành khách là phải bỏ tiền ra đầu tư xe ô tô 😀

RM là viết tắt của từ gì trọng ngân hàng?

RM là từ viết tắt của Relationship Manager – chuyên viên Quản trị Quan hệ. RM thường làm việc trong các tập đoàn lớn. Họ đóng vai trò trong việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ trực tiếp, kinh doanh với khách hàng.

Họ là viết tắt của từ gì trọng ngân hàng?

Nhân viên quản lý rủi ro hay nhân việc quản trị rủi ro (Risk Management Officer) là những người phụ trách công việc tiếp cận, nhận dạng các vấn đề bất lợi một cách có hệ thống, khoa học nhằm kiểm soát kịp thời và hiệu quả.

Pb trọng ngân hàng là viết tắt của từ gì?

PB trong ngân hàng. PB trong ngân hàng được gọi là chuyên viên quản lý khách hàng VIP. Là người chịu trách nhiệm tìm hiểu các nhu cầu tài chính, mối quan tâm của khách hàng để triển khai bán các gói tài chính đến khách hàng.

Họ trọng ngân hàng là gì?

Nhân viên hỗ trợ tín dụng là người đảm nhiệm công việc tìm kiếm và thu hút các khách hàng có nhu cầu vay vốn về cho ngân hàng. Đồng thời, họ là người soạn giấy tờ đề xuất cho vay, kiểm soát sau vay; bán chéo nhiều sản phẩm khác (bao gồm cả Huy động vốn); cùng nhiều các công việc khác.