Đề bài - bài 96 trang 112 sbt toán 9 tập 1

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\], đường cao \[AH\] chia cạnh huyền \[BC\] thành hai đoạn \[BH, CH\] có độ dài lần lượt là \[4cm, 9cm\]. Gọi \[D\] và \[E\] lần lượt là hình chiếu của \[H\] trên \[AB\] và \[AC\].

Đề bài

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\], đường cao \[AH\] chia cạnh huyền \[BC\] thành hai đoạn \[BH, CH\] có độ dài lần lượt là \[4cm, 9cm\]. Gọi \[D\] và \[E\] lần lượt là hình chiếu của \[H\] trên \[AB\] và \[AC\].

a]Tính độ dài đoạn thẳng \[DE\].

b]Các đường thẳng vuông góc với \[DE\] tại \[D\] và tại \[E\] lần lượt cắt \[BC\] tại \[M\] và \[N\]. Chứng minh \[M\] là trung điểm của \[BH\] và \[N\] là trung điểm của \[CH\].

c]Tính diện tích tứ giác \[DENM\].

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a] Áp dụng tính chất hình chữ nhật và hệ thức lượng giữa đường cao và hình chiếu trong tam giác vuông.

b] Áp dụng tính chất của hình chữ nhật và tam giác cân.

c] Nhẩm lại dấu hiệu nhận biết hình thang và cách tính diện tích của hình đó.

Lời giải chi tiết

a] Ta có:

\[HD \bot AB \Rightarrow \widehat {ADH} = 90^\circ \]

\[HE \bot AC \Rightarrow \widehat {AEH} = 90^\circ \]

Tứ giác \[ADHE\] có \[3\] góc vuông nên nó là hình chữ nhật.

Suy ra: \[AH = DE\] [tính chất hình chữ nhật]

Tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] và có \[AH\] là đường cao.

Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu ta có:

\[\eqalign{
& A{H^2} = HB.HC = 4.9 = 36 \cr
& \Rightarrow AH = 6\,[cm] \cr} \]

Vậy \[DE = 6 [cm]\]

b] * Gọi \[G\] là giao điểm của \[AH\] và \[DE\]

Ta có: \[GA = GD = GH = GE\] [tính chất hình chữ nhật ADHE]

Suy ra tam giác \[GHD\] cân tại \[G\]

Ta có:

\[\widehat {GDH} = \widehat {GHD}\,[1]\]

\[\widehat {GDH} + \widehat {MDH} = 90^\circ \,[2]\]

\[\widehat {GHD} + \widehat {MHD} = 90^\circ \,[3]\]

Từ [1], [2] và [3] suy ra: \[\widehat {MDH} = \widehat {MHD}\,[4]\]

Suy ra tam giác \[MDH\] cân tại \[M\] \[ \Rightarrow MD = MH\,[5]\]

Lại có: \[\widehat {MDH} + \widehat {MDB} = 90^\circ \,[6]\]

\[\widehat {MBD} + \widehat {MHD} = 90^\circ \] [\[BDH\] vuông tại \[D\]] [7]

Từ [4], [6] và [7] suy ra: \[\widehat {MDB} = \widehat {MBD}\]

Suy ra tam giác \[MBD\] cân tại \[M\] \[ \Rightarrow MB = MD\,[8]\]

Từ [5] và [8] suy ra: \[MB = MH\] hay \[M\] là trung điểm của \[BH\].

*Tam giác \[GHE\] cân tại \[G\] [do \[GH=GE\] [cmt]]

Ta có: \[\widehat {GHE} = \widehat {GEH}\,[9]\]

\[\widehat {GHE} + \widehat {NHE} = 90^\circ \] [10]

\[\widehat {GEH} + \widehat {NEH} = 90^\circ \] [11]

Từ [9], [10] và [11] suy ra: \[\widehat {NHE} = \widehat {NEH}\] [12]

Suy ra tam giác \[NEH\] cân tại \[N\] \[ \Rightarrow NE = NH\] [13]

Lại có: \[\widehat {NEC} + \widehat {NEH} = 90^\circ \] [14]

\[\widehat {NHE} + \widehat {NCE} = 90^\circ \] [\[CEH\] vuông tại \[E\]] [15]

Từ [12], [14] và [15] suy ra: \[\widehat {NEC} = \widehat {NCE}\]

Suy ra tam giác \[NCE\] cân tại \[N\] \[ \Rightarrow NC = NE\,[16]\]

Từ [13] và [16] suy ra: \[NC = NH\] hay \[N\] là trung điểm của \[CH\].

c]Tam giác \[BDH\] vuông tại \[D\] có \[DM\] là đường trung tuyến nên:

\[DM = \displaystyle {1 \over 2}BH = {1 \over 2}.4 = 2\,[cm]\]

Tam giác CEH vuông tại E có EN là đường trung tuyến nên

\[EN = \displaystyle{1 \over 2}CH = {1 \over 2}.9 = 4,5\,[cm]\]

Mà \[MD \bot DE\] và \[NE \bot DE\] nên \[MD // NE\]

Suy ra tứ giác \[DENM\] là hình thang

Vậy

\[\eqalign{
& {S_{DENM}} = {{DM + NE} \over 2}.DE \cr
& = {{2 + 4,5} \over 2}.6 = 19,5cm^2. \cr} \]

Video liên quan

Chủ Đề