Hướng dẫn đánh giá tiêu chí c1.1.10 năm 2024

Tiểu mục số 8: Đã xây dựng “Đề án vị trí việc làm” dựa vào danh mục vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế*.

Xác định vị trí việc làm trong các đơn vị theo phương pháp tổng hợp trên cơ sở kết hợp giữa việc phân tích tổ chức, phân tích công việc với thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ VC, NLĐ của đơn vị và được thực hiện theo các bước sau:

1- Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dựa trên các các công việc của VC, NLĐ trong đơn vị đó (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 1A và 1B); Đây là Bước quan trọng nhất trong qui trình xác định vị trí việc làm. Trưởng các Đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai kỹ kế hoạch đồng thời nêu rõ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình để VC, NLĐ trong đơn vị hiểu rõ và thực hiện việc tự thống kê công việc được giao đúng với yêu cầu đề ra.

Việc thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường và đơn vị trực thuộc thực hiện như sau:

1.1. Thống kê những công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ mà đơn vị thực hiện, gồm:

  1. Những công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
  1. Những công việc thực thi, thừa hành mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, trong đó nêu rõ:

- Công việc thực thi, thừa hành thuộc về ngành, chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của Trường và đơn vị trực thuộc (Giảng viên, nghiên cứu viên);

- Công việc thực thi, thừa hành mang tính phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và hoạt động nghề nghiệp của Trường và đơn vị trực thuộc (Chuyên viên, kĩ thuật viên, nhân viên…..).

1.2. Không thống kê những công việc có tính thời vụ, đột xuất hoặc công việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

1.3. Thống kê công việc được thực hiện trình tự từ đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên.

1.4. Trưởng các đơn vị gửi các mẫu thống kê công việc cụ thể cho từng cá nhân ( theo Phụ lục số 1A) và đơn vị tổng hợp lại ( theo Phụ lục số 1B). \>>Xem mẫu<<

2- Bước 2: Phân nhóm công việc (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 2);

3- Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 3);

4- Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 4);

5- Bước 5: Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị; xác định chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm và số lượng người làm việc (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 5);

6- Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc của từng vị trí việc làm (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 6);

7- Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm (theo biểu mẫu tại Phụ lục số 7);

Download văn bản hướng dẫn về các thông tư của Bộ Y tế quy định về vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của Nhân viên y tế:

Bảo đảm an ninh là nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người. Người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện càng cần được bảo đảm an ninh để đảm bảo công tác điều trị. Tình trạng mất an ninh, lộn xộn đã xảy ra ở một số bệnh viện trên khắp cả nước. Một số vụ gây rối, bạo lực nghiêm trọng xảy ra để lại nhiều hậu quả, gây mất hình ảnh bệnh viện, bất ổn tâm lý cho người bệnh và cán bộ. Đã có những y, bác sỹ trong quá trình điều trị cho người bệnh bị hành hung, thương tật suốt đời, thậm chí có bác sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Trong tiêu chí này, xin được khởi động một số nội dung mà chúng ta nên lưu ý khi triển khai tiêu chí.

1. Đội ngũ bảo vệ của bệnh viện cần đạt được các yêu cầu:

- Bệnh viện có nhân viên bảo vệ trực thường xuyên.

- Lực lượng bảo vệ luôn thường trực và can thiệp kịp thời các vụ việc hành hung, gây rối hoặc đập phá tài sản, đồ đạc của người bệnh hoặc người nhà người bệnh/nhân viên y tế.

- Có lực lượng bảo vệ đủ người và trực 24/24h.

- Có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp.

- Lực lượng bảo vệ được tham gia đào tạo ngắn hạn/dài hạn.

Đối với nội dung này thì có 2 hướng để phân loại triển khai.

Thứ nhất: Bệnh viện tiến hành thuê đội ngũ bảo vệ từ một công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ độc lập. Trường hợp này bệnh viện cần rà soát lại hợp đồng, và đưa ra yêu cầu các tiêu chí nêu trên để phía công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ đảm bảo thực heienj các tiêu chí nêu ra.

Thứ hai: Đội ngũ bảo vệ trực thuộc phòng tổ chức hành chính của bệnh viện do bệnh viện trực tiếp quản lý. Đồi với trường hợp này, bệnh viện cần có kế hoạch nhân sự về bảo vệ được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch nhân sự chung, bên cạnh đó bệnh viện cũng cần có những chương trình kiểm tra, giám sát và cử đội ngũ bảo vệ đi tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn/dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ như nội dung tiêu chí đã nêu ra.

Lưu ý: Tất cả nội dung tiêu chí được mình chứng qua giấy tờ và văn bản một cách cụ thể rõ ràng. Ví dụ: hợp đồng ký kết với công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ phải thế hiện đầy đủ các yêu cầu và điều khoản về đội ngũ bảo vệ. Nhân viên bảo vệ đươc cử đi tập huấn thì cần phải có chứng chỉ kèm theo đầy đủ dù là ngắn hạn hay dài hạn.

2. Các Quy định, hình thức đảm bảo an ninh trật tự bệnh viện

- Có quy định hạn chế người nhà người bệnh vào khu vực chuyên môn hoặc khoa/phòng điều trị trong các giờ quy định.

Hiện tại đối với kinh nghiệm triển khai tại các bệnh viện thì hầu hết các bệnh viện đã tự bố trí và trang bị các bảng cấm hoặc giới hạn người nhà bệnh nhân vào các khu vực chuyên môn hoặc cảng bảng/hình thức thông báo về thời gian thăm bệnh hoặc ra vào các khoa phòng điều trị của bệnh viện theo những khung giờ nhất định.

Tuy nhiên, trước tiên bệnh viện cần xây dựng quy định cụ thể rõ ràng và niêm yết thành thông báo để đông đảo người nhà bệnh nhân nắm thông tin. Hoặc có thể thông báo các nội dung chi tiết đầy đủ dưới hình thức tờ rơi, đính kèm sổ khám bệnh hoặc tận dụng màn hình của bệnh viện để trình chiếu các nội dung nêu trên.

Phối hợp với lực lượng bảo vệ an ninh trật tự để đảm bảo công tác tuân thủ và thực hiện các quy định của bệnh viện.

Trên thực tế chúng ta có nhiều phương pháp để đảm bảo vấn đề an ninh bệnh viện trong việc quy định về thời gian thăm bệnh như: sử dụng thẻ từ, phối hợp với bảo vệ. Tuy nhiên, việc giới hạn khung giờ cũng có những bất cập nhất định như: trường hợp người thân ở xa hoặc người thân ở nước ngoài về muốn đến thăm người bệnh ngay lập tức nhưng lại quá giờ quy định vậy thì vấn đề đặt ra đó là chúng ta chưa đảm bảo được hài lòng của khách hàng. Trường hợp bệnh nhân sau mổ và tỉnh lại người nhà sốt ruột muốn gặp nhưng lại bị không đúng giờ quy định và phải ngồi chờ. Việc quy định là một điều nên làm để mọi thứ vào khuôn khổ và đảm bảo an toàn người bệnh nhưng để tiến xa hơn trong vấn đề cải tiến chất lượng cung cấp dịch vụ thì chúng ta nên khắc phục tình trạng nêu trên. Như việc linh hoạt người nhà có thể thăm nuôi từ một khung giờ nhất định đối với từng bệnh nhân nhất định: như bệnh nhân bệnh nhẹ, bệnh nhân hậu phẫu, bệnh nhân bệnh nặng.... đồng thời có những biện pháp chặt chẽ để kiểm soát an ninh và trật tự của bệnh viện như: xuất trình giấy tờ tùy thân, giữ trật tự khi thăm bệnh, chế tài áp khi người nhà vi phạm, sử dụng thẻ từ và lối đi riêng, giới hạn khu vực người nhà có thể lui tới, giới hạn thời lượng mỗi lần thăm.... Thực tế khó cho phép chúng ta làm hoàn hảo hết các điều này. Nhưng với tiêu chí làm hài lòng khách hàng thì đây cũng là một vấn đề chúng ta nên cân nhắc trong việc đáp ứng và đảm bảo vấn đề hài lòng của khách hàng.