Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

Mua sắm là hoạt động diễn ra hàng ngày mà bạn phải trò chuyện với người Việt Nam. Đây chính là “cơ hội vàng” để bạn có thể nâng cao vốn từ vựng và cách phát âm tiếng Việt của mình. Ngay cả những cuộc trò chuyện đơn giản nhất cũng sẽ giúp bạn tiếp cận với ngữ pháp Việt Nam dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, Jellyfish sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn bao quát về cách hỏi giá cũng như cách mặc cả đơn giản và phổ biến nhất khi đi mua sắm bằng tiếng Việt, giúp bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

1. Cách hỏi giá trong tiếng Việt

Trên thực tế, có rất nhiều cách hỏi giá trong tiếng Việt khi đi mua sắm phụ thuộc vào bối cảnh cuộc hội thoại diễn ra. Tuy nhiên, có 2 cách phổ biến nhất mà người bản xứ sử dụng hàng ngày:

1.1. Cái này/Món này + bao nhiêu tiền + (ạ)? (How much is this?)

Đây là mẫu câu thông dụng nhất được người Việt thường xuyên sử dụng khi giao tiếp với người bán hàng. Hãy sử dụng câu hỏi này khi bạn muốn biết giá của món hàng mà bạn cần mua là bao nhiêu.

  • Trong tiếng Việt, “tiền” có nghĩa là “money” và “bao nhiêu” tương đương là “how much” trong Tiếng Anh.
  • Trong văn nói, các bạn có thể rút gọn câu mà nội dung không bị thay đổi như: “bao nhiêu tiền” thành “bao nhiêu?”, “nhiêu”, “nhiêu tiền?”.
  • Bên cạnh đó, các bạn có thể chỉ vào món đồ mà bạn muốn mua và nói: “Cái này/Cái kia bao nhiêu tiền?”. “Cái này/Cái kia” tương đương với “This one/That one” trong tiếng Anh.
  • Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt thường thêm từ “ạ” (một kính ngữ trong tiếng Việt) để thể hiện sự kính trọng, lịch sự với người bán hàng (khi người bán hàng lớn tuổi hơn họ).
  • Lưu ý: Bạn có thể thêm tên gọi/ đại từ tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính của người bán hàng để cuộc trò chuyện trở nên thân thiết, “thuần Việt” hơn.

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

Ví dụ:

  • Cô ơi, cái này bao nhiêu tiền ạ? (Khi người bán hàng là nữ và lớn tuổi hơn bạn)
  • Món này bao nhiêu anh ơi? (Khi người bán hàng là nam và lớn hơn bạn một chút)
  • Cái kia nhiêu em? (Khi người bán hàng bé tuổi hơn bạn)

1.2. … + bán sao + (ạ)? (How do you sell it?)

Được sử dụng chủ yếu trong văn nói của người Việt, một trong những cách hỏi giá phổ biến trong tiếng Việt.

  • Khi đến chợ hoặc các cửa hàng tạp hoá, các bạn có thể chỉ vào món đồ mình muốn mua và hỏi: “Cái này/Cái kia bán sao ạ?”
  • Về mặt nghĩa, cách nói này cũng giống câu nói phía bên trên nhưng chỉ khác nhau về mặt diễn đạt nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng 1 trong 2 cách nói này.
  • Nếu người bán lớn tuổi hơn bạn, hãy thêm kính ngữ “ạ” vào cuối câu để thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ.
  • Công thức: “Đại từ nhân xưng + ơi” đặt ở vị trí đầu câu khi bạn muốn gọi người bán: “Chị ơi”, “Anh ơi”, “Em ơi”.

Ví dụ:

  • Chị ơi, cái này bán sao ạ? (Khi người bán là nữ và lớn tuổi hơn bạn)
  • Cái kia bán sao em ơi? (Khi người bán nhỏ tuổi hơn bạn)
  • Quả bưởi này bán sao anh nhỉ? (Khi người bán là nam và lớn tuổi hơn bạn)

2. 3 Cách mặc cả trong tiếng Việt

Mặc cả là được coi là bình thường khi mua hàng tại Việt Nam, đặc biệt là khi bán mua sắm tại chợ truyền thống hoặc các cửa hàng tạp hoá. Đây là cách giúp bạn có thể mua được món đồ mình thích với giá hợp lý nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

2.1. Bớt/Giảm cho + đại từ nhân xưng (I) + đi/nha(Can you give me a discount?)

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024
How to bargain in vietnamese?

Đây là cách mặc cả đơn giản và dễ sử dụng nhất mà người Việt sử dụng giao tiếp hàng ngày.

  • “Bớt/Giảm” tương đương với từ “decrease” trong tiếng Anh.
  • “Đi” là một trợ từ được đặt ở cuối câu, mang tính thuyết phục người nghe và được dùng thường xuyên trong văn nói. Từ “đi” có ý nghĩa giống với từ “please” trong tiếng Anh.
  • Khi nói với người lớn tuổi hơn, bạn nên thêm kính ngữ “ạ” vào cuối câu nói để thể hiện sự lịch sự.

Ví dụ:

  • Cô ơi, bớt cho cháu đi ạ.
  • Giảm cho chị một chút đi em.

2.2. Giá bạn mong muốn + được không + (ạ)?

Trong giao tiếp thông thường, người Việt rất hay sử dụng câu nói này, với mục đích mặc cả giá bán mong muốn với người bán.

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

  • Đừng quên thêm kính ngữ “ạ” vào cuối câu nếu người bán hàng lớn tuổi hơn bạn nhé!
  • Các bạn có thể thêm “đại từ nhân xưng + ơi” vào đầu câu giúp cuộc trò chuyện trở nên gần gũi hơn. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới tính cũng như vai vế (nếu người đó là họ hàng của bạn) của người bán hàng.

Ví dụ:

  • Chị: Nếu người đối diện là nữ và lớn tuổi hơn bạn
  • Anh: Nếu người đối diện là nam và lớn tuổi hơn bạn
  • Em: Nếu người đối diện nhỏ tuổi hơn bạn

Ví dụ:

  • Bạn: Cô ơi, 100 nghìn được không ạ?
  • Người bán: Không được đâu cháu ơi.

2.3. Giá bạn mong muốn + nha?

Đây là cách nói thân thiết, dễ gần hơn của cách nói trên. Đặc biệt bạn chỉ nên sử dụng câu nói này khi người bán bé hơn hoặc bằng tuổi bạn.

Không nên sử dụng câu nói này nếu người bán lớn tuổi hơn bạn vì như thế sẽ thiếu sự tôn trọng, lịch sự dành cho họ.

Ví dụ: Bạn đang đi mua đồ ở một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là con gái của cô chủ.

  • Em gái: Của chị hết 100 nghìn đồng ạ.
  • Bạn: 80 nghìn nha em?

Xem thêm: Cách phát âm tiếng Việt

II. 9 mẫu câu thông dụng khi đi mua sắm tại Việt Nam

Dưới đây là 6 cuộc hội thoại thường xảy ra khi bạn đi chợ hay siêu thị tại Việt Nam. Việc mua sắm của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn nắm rõ chúng:

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

2.1. Tôi muốn mua cái này (I want to buy this)

Đây là mẫu câu được người bản xứ hầu hết sử dụng khi đi mua sắm ở chợ. Khi bạn đi mua đồ ở siêu thị bạn có thể tự lấy đồ ở trên kệ trưng bày nhưng khi đi chợ điều này lại hoàn toàn khác.

  • Bạn có thể chỉ vào món đồ muốn mua và sử dụng cách nói trên để người bán có thể lấy nó giúp bạn.

Ví dụ: Khi bạn đi chợ và nhìn thấy một cửa hàng rau củ. Bạn muốn mua một bó rau cải, vậy bạn có thể nói với người bán hàng: “Tôi muốn mua bó rau này”.

2.2. Tôi có thể mặc thử không? (Can I try this on?)

Người Việt rất hay sử dụng cụm từ này khi đi mua quần áo. Thông thường, mọi người sẽ thử quần áo ngay tại cửa hàng xem có vừa với cơ thể của mình không. Các cửa hàng đều sẽ có ít nhất 1 phòng thử quần áo cho khách hàng tới mua.

  • Bạn nên thử quần áo trước khi mua vì hầu hết các cửa hàng quần áo đều không cho đổi/ trả hoặc nếu có thì sẽ mất thời gian cả 2 bên

Ví dụ: Khi bạn đang đi mua sắm quần áo:

  • Bạn: Tôi có thể mặc thử chiếc quần này không?
  • Người bán: Tất nhiên là được rồi. Phòng thử đồ ở đằng kia.

2.3. Tôi sẽ thanh toán bằng tiền mặt/ thẻ (I will pay in cash/ by card)

“Tôi sẽ thanh toán bằng tiền mặt/ thẻ” được dùng khi bạn cần thanh toán hoá đơn. Thông thường sẽ có hai hình thức thanh toán chính là tiền mặt và bằng thẻ ngân hàng.

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

  • Tuy nhiên, khi bạn mua hàng ở chợ hay các cửa hàng tạp hoá nhỏ, họ sẽ chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt.
  • Khi mua sắm tại siêu thị hoặc chuỗi các cửa hàng lớn, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức trên.

Ví dụ:

  • Thu ngân: Hoá đơn của chị hết 500 nghìn đồng. Chị muốn thanh toán bằng gì ạ?
  • Bạn: Tôi sẽ thanh toán bằng tiền mặt.

2.4. Cái này là gì vậy? (What is this?)

Có lẽ khi bạn tới Việt Nam, sẽ có rất nhiều món đồ độc lạ mà ở đất nước của bạn không có. Với tâm lý muốn tìm hiểu văn hoá Việt Nam của người nước ngoài, chắc chắn các bạn sẽ muốn tìm hiểu những món đồ đó.

  • Thế nhưng bạn không biết chính xác tên gọi của món đồ đó thì phải làm sao? Khi đó, bạn có thể hỏi người bán hàng: “Cái này là gì vậy?” để họ có thể giải đáp giúp bạn.

Ví dụ: Khi bạn nhìn thấy một hộp bánh lạ mắt ở trong cửa hàng:

  • Bạn: Hộp này là loại bánh gì vậy?
  • Người bán hàng: Đây là bánh xu xuê – một loại bánh truyền thống của Việt Nam.

2.5. Cảm ơn bạn nhiều (Thank you so much)

Cảm ơn là phép lịch sự tối thiểu mà tất cả người Việt Nam đều tôn trọng và đề cao. Câu “Cảm ơn” thường xuyên được sử dụng trong những cuộc hội thoại hàng ngày, đặc biệt là khi đi mua sắm.

Người bán hàng đã giúp bạn rất nhiều trong quá trình mua hàng, vì thế câu nói này giống như một sự tôn trọng dành cho họ.

Ví dụ:

  • Người bán hàng: Cảm ơn quý khách vì đã mua hàng. Hẹn gặp lại quý khách!
  • Bạn: Cảm ơn bạn nhiều.

Xem thêm: 6 cách nói cảm ơn trong tiếng Việt

2.6. Tôi lấy cái này (I will get this one)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi bạn quyết định mua một món đồ nào đó. Có thể sau một hồi phân vân không biết nên mua cái nào thì bạn đã quyết định được.

  • Ngoài ra, bạn có thể dùng từ “cái này/cái kia” (this one/that one) hoặc nêu tên của món đồ bạn mua để người bán có thể biết và lấy cho bạn.

Ví dụ: Bạn đang phân vân lựa chọn giữa hãng A và hãng B. Sau 1 lúc quyết định, bạn chọn hãng bánh B. Khi đó bạn có thể chỉ vào hãng B và nói: “Tôi lấy cái này”.

2.7. Bạn có cái nào rẻ hơn không? (Do you have anything cheaper?)

Cách nói trên bạn có thể sử dụng khi món đồ bạn định mua quá đắt so với ngân sách mà bạn đề ra. Lúc này bạn có thể hỏi người bán như trên, để xem liệu họ có còn loại nào rẻ hơn, phù hợp với bạn hơn không.

Ví dụ: Khi bạn đi mua hoa quả ở chợ:

  • Người bán: Cam loại 1 này giá 100 nghìn đồng/ cân bạn ạ.
  • Bạn: Bạn có loại nào rẻ hơn không?

2.8. Tôi muốn lấy size nhỏ hơn/lớn hơn (I want a smaller/bigger one)

Được sử dụng thường xuyên khi bạn đi mua sắm quần áo, giầy dép. Thông thường, ở các cửa hàng quần áo, giầy dép sẽ có nhân viên giúp đỡ bạn trong việc lựa chọn size phù hợp với bạn.

Viết đoạn văn đi mua đồ bằng tiếng trung năm 2024

Ví dụ:

  • Bạn: Em ơi, chị muốn lấy đôi giày này size nhỏ hơn.
  • Nhân viên: Chị cần size gì ạ?

2.9. Sản phẩm này có được bảo hành không? (Does this product have a warranty?)

Thông thường, các sản phẩm điện tử đều sẽ đi kèm dịch vụ bảo hành trung bình từ 6-12 tháng tuỳ thuộc vào loại sản phẩm và công ty phân phối.

  • Các sản phẩm điện tử là những mặt hàng dễ xảy ra những lỗi hỏng hóc từ phía nhà sản xuất. Vì thế khi đi mua hàng bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ví dụ: Khi bạn mua một chiếc điện thoại mới:

  • Bạn: Sản phẩm này có được bảo hành không?
  • Nhân viên: Dạ sản phẩm này sẽ được bảo hành trong 12 tháng ạ.

Xem thêm: Những cụm từ giao tiếp tiếng Việt thông dụng

III. Các đoạn hội thoại mua sắm bằng tiếng Việt

Việc thực hành các đoạn hội thoại ngắn thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ những lưu ý trên lâu hơn. Dưới đây là 3 đoạn hội thoại khi đi mua sắm bằng tiếng Việt mà bạn có thể tham khảo và luyện tập tại nhà nhé:

3.1. Bạn đang đi mua đồ tại chợ truyền thống:

  • Bạn: Cô ơi bó rau này bao nhiêu tiền ạ?
  • Người bán: Bó này 20 nghìn đồng con nhé.
  • Bạn: Đắt quá ạ. Cô có thể bớt cho con không ạ?
  • Người bán: Vậy cô lấy con 15 nghìn đồng. Không bớt được nữa đâu con.
  • Bạn: Vâng con lấy bó này ạ. Con cảm ơn cô.

3.2. Lily (30 tuổi), người bán hàng – Tú (20 tuổi):

  • Lily: Em ơi, chuối này bán nhiêu em?
  • Tú: Dạ 30 nghìn/nải chị ạ.
  • Lily: Thế cam thì bán sao em?
  • Tú: Cam thì 50 nghìn/kg chị ơi.
  • Lily: Thế lấy chị 1 nải chuối với 2 cân cam nhé.
  • Tú: Dạ vâng ạ.
  • Lily: Cảm ơn em.

3.3. Anna (20 tuổi), người bán hàng – Lam (35 tuổi):

  • Anna: Chị ơi, em cần áo sơ mi này size lớn hơn.
  • Lam: Bên chị còn size M và size L. Em cần size gì nhỉ?
  • Anna: Chị lấy giúp em size M nhé ạ.
  • Lam: Đợi chị 1 chút nhé. Size M của em đây.
  • Anna: Cho em hỏi phòng thay đồ ở đâu ạ?
  • Lam: Phòng ở phía bên trái em nhé.

Trên đây là cách hỏi giá, cách mặc cả cũng như những mẫu câu phổ biến được người Việt thường xuyên sử dụng khi đi mua sắm.Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả thì bạn nên theo học các khóa học với giáo viên người Việt. Bạn có thể tham khảo các khóa học chất lượng cao tại Jellyfish trong thông tin dưới đây:

  • Khóa tiếng Việt sơ cấp cho người mới bắt đầu
  • Khóa giao tiếp tiếng Việt

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.