Học đại học một tháng hết bao nhiêu tiền

Mùa thi đại học lại đến, những gia đình có con em đi thi đại học lại tất bật đưa đón con trong những ngày quan trọng này. Trong một lần đưa em đi thi đại học, tôi cùng một phụ huynh khác trong lúc chờ đợi đã làm một phép tính cho 4 năm học đại học.

Theo phân tích của tôi, một sinh viên học ở trường công lập học phí 1 năm từ 8 -10 triệu, tiền sinh hoạt 2 triệu (tính theo thời điểm hiện nay). Như vậy sau bốn năm một người sẽ tiêu hết 128 triệu. Đối với trường dân lập thì học phí cao gấp 2 lần tức là hết khoảng 160 triệu.

Trên đây là khoản chi phí cho một tấm bằng đại học, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như về thời gian phát sinh trả nợ môn học, tiền ăn ở, ốm đau bệnh tật... mà tôi chưa nói tới. Các chi phí trên chưa bao gồm sách vở, dụng cụ học tập, thực hành và chi phí làm đồ án, bảo vệ, luận văn… Sẽ hết thêm từ 3 -10 triệu nữa tùy vào từng trường và từng chuyên ngành.

Với chi phí trên 100 triệu cho 4 năm đại học đó làm cho cả tôi và bác phụ huynh kia phải giật mình. Nếu gia đình có thu nhập khá và các em thật sự cố gắng phấn đấu học giỏi, chịu khó đi làm thêm thì gánh nặng kia sẽ được san sẻ phần nào.

Ngược lại, nếu con em mình học trung bình hay học giỏi đi chăng nữa, nhưng không có ý thức bản thân, gia đình và tương lai mà chỉ biết ăn với học, mọi chi phí đều phụ thuộc bố mẹ, như thế số tiền trên là 100% gia đình chu cấp, chưa kể những phát sinh hoặc có tính đua đòi, chơi bời.

Có không ít sinh viên bây giờ khi về nhà thì tỏ ra rất ngoan để được bố mẹ tin tưởng. Nhưng đường sau đó thì các em lại ăn tiêu không tiết kiệm, không nghĩ tới bố mẹ vất vả làm lụng để mỗi tháng có tiền gửi cho mình ăn học.  

Bây giờ xét về quá trình của một đời người có thể được tóm gọn như sau: tốt nghiệp trung học phổ thông xong thi đại học là 18 tuổi. Nếu đậu năm đầu thì không nói làm gì, nhưng nếu không đậu sẽ mất thêm một năm, thậm chí là vài năm để ôn thi lại.

Sau 4 năm, nếu suôn sẻ thì tốt nghiệp đúng hạn là 22 tuổi, đi xin việc và làm thử việc 3 năm đã 25 tuổi, lúc này mới tự kiếm tiền, tự nuôi sống, làm tốt lương khá thì 5 năm sau mới dư chút đỉnh tức là 30 tuổi. Nhưng để ổn định và dư giả thì 3-5 năm nữa, tầm 33 - 35 tuổi. Gần 1/2 đời người nếu mọi kế hoạch và mục tiêu trôi chảy.

Xét ở góc độ khác, nếu không theo tấm bằng đại học thì mất 2-3 năm học nghề, tức là vừa làm vừa học, có thể tự cung tự cấp thì xem như chi phí trên rất nhỏ, sau khi ra nghề tất nhiên là có việc làm ngay vì thị trường Việt Nam hiện nay thừa thầy thiếu thợ, một năm khoảng 20-30 nghìn sinh viên  tốt nghiệp đại học, trong khi 40-60 nghìn doanh nghiệp giải thể.

Một sự bất hợp lý đang diễn ra là các trường đào tạo thợ tay nghề lại có số lượng thi tuyển rất ít. Điều đó dễ thấy là một kĩ sư, cử nhân đại học đi xin việc tỷ lệ chọi cao gấp nhiều lần một thợ có tay nghề, trong khi mức lương chưa chắc đã bằng hoặc thấp hơn do chi phí nhiều hơn trong cuộc sống, giao tiếp, tính chất công việc.

Như vậy về thời gian thì hướng đi này sẽ rất ngắn, chỉ 20 tuổi đã ra nghề bắt đầu kiếm tiền, 25 tuổi tay nghề cứng và có 5 năm kinh nghiệm bắt đầu tích lũy và có dư, 30 tuổi ổn định cuộc sống nếu suôn sẻ các kế hoạch định hướng.

Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm đông đảo, đặc biệt là vào khoảng thời gian tân sinh viên năm nhất chuẩn bị nhập học. Có sinh viên cho rằng bố mẹ cho bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, nếu thiếu thì chịu khó đi làm kiếm thêm, mỗi gia đình mỗi điều kiện làm sao ra con số chung cho mọi người được. Đó là quan điểm đúng. Tuy nhiên, nhiều tân sinh viên vẫn băn khoăn không biết rằng có thể ước lượng được số tiền cần để chi tiêu mỗi tháng không? Chính vì thế, trong bài này, anh sẽ đưa ra khoảng ước lượng mức chi tiêu mỗi tháng của sinh viên để các em tham khảo.

À, vì phần học phí mỗi trường mỗi khác và cũng chỉ đóng mỗi năm 2 đợt thôi, chứ không phải tháng nào cũng đóng nên anh sẽ không đề cập đến trong bài viết này nhé!

1. Tiền nhà trọ, phòng trọ

  • Nếu các em ở nhà người quen, họ hàng thì sẽ không tốn tiền nhà trọ, phòng trọ.
  • Nếu các em ở trọ, ở ghép thì chi phí rơi vào khoảng 1.000.000đ – 1.500.000đ/tháng, tính luôn cả điện, nước, wifi.
  • Nếu các em ở ký túc xá của trường thì chi phí rơi vào khoảng 500.000đ/tháng, tính luôn cả điện, nước, wifi.

>> Vật dụng trong phòng trọ giúp sinh viên tiết kiệm tiền điện mỗi tháng

2. Tiền ăn uống

  • Đối với tiền ăn uống thiết yếu (3 buổi/ngày) thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 1.500.000đ/tháng nếu tự nấu ăn và khoảng 2.100.000đ/tháng nếu ăn uống ngoài quán. Nếu nhà người thân cho các em ăn uống miễn phí luôn thì sẽ không tốn khoản này, tuy nhiên các em cũng nên phụ giúp họ làm việc nhà.
  • Ngoài ra, sẽ có những lúc các em ăn vặt hoặc đi uống trà sữa với bạn bè, thì khoảng phí này sẽ tuỳ mỗi người ăn vặt nhiều hay ít, anh sẽ tính trung bình là khoảng 400.000đ/tháng.

3. Tiền di chuyển, đi lại

  • Nếu các em đi xe buýt thì chi phí di chuyển sẽ tầm 150.000đ – 200.000đ/tháng.
  • Nếu các em đi xe đạp thì tiền gửi xe và dự trù hư xe sẽ rơi vào khoảng 150.000đ/tháng.
  • Nếu các em đi xe máy thì tiền xăng xe, gửi xe và dự trù hư xe sẽ rơi vào khoảng 300.000đ – 400.000đ/tháng.
  • Nếu các em ở gần trường và chỉ cần đi bộ thì sẽ không mất phí di chuyển, lâu lâu cần đi chơi thì có thể đi xe buýt hoặc đi chung xe với bạn khác thì chi phí cũng không đáng kể.

4. Tiền mua, in ấn thêm tài liệu của sinh viên

Thường thì sách vở sẽ mua 1 lần ở đầu học kỳ nên anh cũng sẽ không tính vào đây. Còn ở mục này anh đang tính cho việc mua và in ấn thêm tài liệu mỗi tháng. Mức phí này sẽ rơi vào khoảng 100.000đ – 150.000đ/tháng.

>> Cách dùng Google Drive quản lý tài liệu 4 năm đại học

5. Chi phí phát sinh khác của sinh viên

Mục này sẽ bao gồm các khoản tiền đi sinh nhật, đi chơi, xem phim, ăn uống với bạn bè, mua sắm quần áo, giày dép và mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng tháng. Các bạn nào có người yêu thì khoản chi phí phát sinh này cũng sẽ tăng thêm nữa vì sẽ thường xuyên đi hẹn hò, ăn uống với người yêu.

Đây là khoản chi phí sẽ biến động nhiều nhất vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người, bạn nào gia đình khá giả thì có thể chi tiêu thoải mái cho các khoản phát sinh, còn bạn nào mà kinh tế eo hẹp thì có thể thắt chặt và chi tiêu tiết kiệm hơn. Anh sẽ dự trù chi phí cho mục này vào khoảng 500.000đ. À, nếu các em có đi làm thêm thì có thể sẽ dư ra một khoản tiền để chi tiêu nhiều hơn cho mục này đó.

Vậy sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Trong 5 mục phía trên anh đã ước lượng khá chi tiết rồi, nên các em hoàn toàn có thể tự tính được mức chi tiêu ước lượng cho mình.

  • Chẳng hạn như các em ở ký túc xá, ăn ngoài quán, không ăn vặt, đi bộ và muốn chi tiêu tiết kiệm nhất cho các khoản chi phí phát sinh khác, thì chi phí mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 2.800.000đ – 3.000.000đ/tháng.
  • Còn nếu các em ở trọ, tự nấu ăn, không ăn vặt, đi xe máy và chi phí phát sinh tầm khoảng 500.000đ thì chi phí mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 3.500.000đ – 4.000.000đ/tháng.
  • Còn nếu các em ở trọ, ăn quán, có ăn vặt trà sữa, đi xe máy và chi phí phát sinh tầm 1.000.000đ thì chi phí mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 5.500.000đ.

>> 9 chiêu lừa đảo sinh viên nên biết để tránh

Làm thế nào để sinh viên tiết kiệm chi tiêu mỗi tháng?

Để có thể tiết kiệm chi tiêu mỗi tháng, các em nên hạn chế ăn ở hàng quán, hạn chế ăn vặt, uống trà sữa, tụ tập ăn uống với bạn bè. Bên cạnh đó, các em có thể ở nhà người thân hoặc ở trọ gần trường, tự nấu ăn, đi bộ, đỡ tốn tiền xăng và tiền giữ xe. Ngoài ra, các em có thể cố gắng học tốt để lấy học bổng, là tự nhiên mỗi học kỳ mình dư ra được một khoản tiền, và cũng sẽ đỡ phải tốn tiền học lại nếu chẳng may bị rớt môn nữa (bài viết này anh có nói là không nhắc đến học phí, nhưng mà tiền học lại này thì đối với anh nó là khoản chi phí phát sinh, vì không phải ai cũng phải đóng khoản tiền này).

Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với các em, đặc biệt là đối với các bạn tân sinh viên nhé!

>> Cách chọn mua laptop phù hợp mục tiêu học tập cho sinh viên

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe https://bit.ly/TTVD-HoiDap