10 cổ phiếu s&p 500 hàng đầu năm 2022

Tiếp tục áp lực bán tháo ở phiên cuối tuần trước, lệnh bán giá sàn liên tục đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tuần, nhấn chìm hàng loạt cổ phiếu ở cả 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua. Trong phiên chiều 24-10, có lúc VN-Index và VN30 giảm mạnh hơn 40-50 điểm nhưng lực cầu bắt đáy rất yếu khiến cổ phiếu hôm nay rớt mạnh rồi giảm sàn hàng loạt…

Chốt phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 986,15 điểm, giảm tới 33,67 điểm (-3,3%) so với phiên cuối tuần trước; thanh khoản không bằng phiên cuối tuần nhưng vẫn đạt khá, với hơn 12.072 điểm.

HNX đóng cửa mất tới 5,18%, rơi về 342,21 điểm - giảm 18,71 điểm so với cuối tuần; UpCoM. giảm 2,12 điểm, về 76,45 điểm. 

Với mức giảm này, chứng khoán Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường giảm mạnh nhất thế giới trong 24 giờ qua.

10 cổ phiếu s&p 500 hàng đầu năm 2022

Cổ phiếu hôm nay tiếp tục không như kỳ vọng của nhà đầu tư với hàng loạt mã giảm sàn

Các chỉ số hồi phục rất nhẹ vào cuối giờ nhờ một vài cổ phiếu trụ được kéo về sát giá tham chiếu, tuy vậy giới đầu tư vẫn rất hoang mang. Hiện thị trường đã rơi về mức thấp nhất trong gần 2 năm qua và bỏ xa vùng 1.000 điểm sau khi "thủng" mốc hỗ trợ này. Nhiều cổ phiếu giảm sâu hơn cả thời điểm VN-Index xuống 650 điểm vào giữa năm 2020. 

Cổ phiếu hôm nay ở các nhóm ngành đều giảm mạnh với tổng cộng 162 mã giảm sàn trên HoSE. Cổ phiếu các ngành giảm mạnh nhất gồm: dầu khí giảm 9,42%; công nghệ giảm 6,5%; hàng tiêu dùng 3,73%; vật liệu cơ bản 3,71%... Loạt cổ phiếu trong nhóm VN30 cũng giảm giá sàn như BID, GVR, KDH, MWG, SSI, TPB, TCB…

Theo giới phân tích, không có thông tin cụ thể nào được công bố nhưng tin đồn tiếp tục xuất hiện trên thị trường, lan truyền ở các nhóm đầu tư chứng khoán khiến nhà đầu tư vẫn còn lo lắng.

Theo Công ty Chứng khoán VCBS, áp lực bán tháo chưa dừng lại trước những thông tin về việc nâng lãi suất và tình hình kinh tế vĩ mô. Lực cầu gần như không xuất hiện đã khiến cho VN-Index lùi sâu dưới 990 điểm. Các chỉ báo đều chưa có dấu hiệu tạo đáy thứ 2 trong ngắn hạn.

Nhận định về thị trường tuần này, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường - Công ty Chứng khoán VNDirect, cho rằng tâm lý nhà đầu tư chuyển biến tiêu cực trong phiên thứ 6 tuần trước do ảnh hưởng từ việc khối ngoại quay đầu bán ròng mạnh tại một số cổ phiếu trụ và những tin đồn lan truyền trên các hội nhóm đầu tư. Áp lực bán ra có thể tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch đầu tuần này.

Theo một chuyên gia Công ty Chứng khoán VPS, VN-Index có ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn tại 950 - 960 điểm nhưng việc hồi phục thời điểm này cũng rất khó đoán.

Đấu giá mới nhất

Trung tâm phân tích

  • Sản phẩm
  • Giao dịch điện tử
  • Dịch vụ hỗ trợ
  • Tin tức
  • Trung tâm phân tích
  • Bảng giá SSI
  • IWIN

VNM: Cập nhật kết quả kinh doanh

Trong quý 3/2022, VNM đạt doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 16,0 nghìn tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ, nhưng tăng 7,7% so với quý trước) và 2,3 nghìn tỷ đồng (giảm 21,5% so với cùng kỳ, nhưng tăng 10,5% so với quý trước). Lũy kế, trong 9 tháng đầu năm 2022, công ty đạt 44,9 nghìn tỷ đồng doanh thu (đi ngang so với cùng kỳ) và 6,7 nghìn tỷ đồng LNST (giảm 20,2% so với cùng kỳ). Dựa trên kết quả hoạt động trong 3 quý đầu năm 2022, chúng tôi điều chỉnh giảm 4,2% ước tính LNST cho năm 2022 xuống 9,0 nghìn tỷ đồng (giảm 15,3% so với cùng kỳ). Đối với năm 2023, chúng tôi dự báo mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 6,4% và 15,0% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào thấp hơn. Là một công ty sữa với phong cách của ban lãnh đạo thận trọng, đối với VNM, chúng tôi không nhận thấy rủi ro trực tiếp nào liên quan đến những rủi ro hiện có trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Hơn nữa, với lượng tiền mặt ròng là 13 nghìn tỷ đồng (khoảng 52 triệu USD), công ty sẽ được hưởng lợi nhất định từ việc lãi suất tăng lên. Với triển vọng lợi nhuận cải thiện từ quý 4/2022, VNM có thể đạt kết quả kinh doanh tốt hơn sau 2 năm sụt giảm lợi nhuận (giai đoạn 2021~2022).

BMP (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 58.800 Đồng/cp): Lợi nhuận quý 3 năm 2022 đạt đỉnh nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm

Chúng tôi dự báo doanh thu thuần của BMP đạt 5,1 nghìn tỷ đồng (giảm 12% so với cùng kỳ) và LNST đạt 535 tỷ đồng (giảm 18% so với cùng kỳ) vào năm 2023, với giả định giá bán bình quân giảm 10% so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ giảm 2% so với cùng kỳ. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu BMP, và điều chỉnh giá mục tiêu một năm là 58.800 đồng/cổ phiếu (từ 71.500 đồng/cổ phiếu), tương ứng với tiềm năng tăng giá là 12,6% (và ROI là 22%). Giá cổ phiếu có thể được hỗ trợ trong ngắn hạn nhờ lợi nhuận tăng mạnh trong quý 4/2022 (tăng 56% so với cùng kỳ), nhờ chi phí đầu vào ở mức thấp.

MWG (MUA, Giá mục tiêu: 61.000 Đồng/cp): Tăng trưởng lợi nhuận giảm, chi phí tài chính cao hơn

MWG công bố doanh thu đạt 32 nghìn tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ, nhưng giảm 7% so với quý trước) và lợi nhuận ròng đạt 907 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ, nhưng giảm 20% so với quý trước) trong quý 3 năm 2022. Với mức cơ sở so sánh thấp của quý 3/2021, khi công ty phải chịu tác động từ các biện pháp giãn cách xã hội tại các tỉnh miền Nam Việt Nam, mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 15% so với cùng kỳ trong quý 3/2022 là thấp hơn dự báo của chúng tôi. Điều này có thể là do sự gia tăng chi phí tài chính và chi phí ghi nhận một lần liên quan đến việc đóng cửa các cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả. Chúng tôi dự báo chi phí tài chính sẽ tăng trong quý 4 năm 2022 do: (1) xu hướng lãi suất cao hơn, (2) cơ cấu lại nợ sang kì hạn dài hơn, và (3) VND mất giá. Chúng tôi dự báo LNST quý 4/2022 đạt 1,67 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ). Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm 6% ước tính lợi nhuận ròng năm 2022 xuống 5,16 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ, từ 5,48 nghìn tỷ đồng trong dự báo trước đó), và điều chỉnh giảm 18% ước tính lợi nhuận ròng của năm 2023 xuống 5,86 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ, từ mức 7,19 nghìn tỷ đồng trong dự báo trước đó). Mặc dù lợi nhuận của mảng ICT&CE có thể sẽ bị ảnh hưởng trong năm tới, nhưng sự cải thiện trong mảng BXH (doanh thu tăng và không ghi nhận chi phí một lần) và lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm đi sẽ đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ở mức khá cho năm 2023. Mặc dù chúng tôi điều chỉnh cơ sở đánh giá đến năm 2023 (từ cơ sở đánh giá dựa trên mức trung bình 2022-2023), chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12 tháng dựa trên phương pháp SOTP xuống 61.000 đồng/cổ phiếu (từ 87.800 đồng/cổ phiếu) để phản ánh việc điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận và các hệ số giá. Giá mục tiêu mới tương đương với tiềm năng tăng giá là 34%, do đó chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu cho thời hạn đầu tư dài hạn mặc dù có thể có những giai đoạn giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh.

FPT (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 95.400 Đồng/cp): Tăng trưởng vững chắc cùng với vị thế tiền mặt ròng dồi dào và tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay tốt

Luận điểm đầu tư: FPT hiện đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và 2023 hấp dẫn, lần lượt là 15 lần và 12,7 lần, dựa trên mức tăng trưởng EPS lần lượt là 22% và 18% theo kịch bản cơ sở của chúng tôi. Trong khi đó, các công ty cùng ngành có mức tăng trưởng EPS trung bình lần lượt là 6% và 15% trong năm 2022 và 2023, đang giao dịch ở mức P/E trung bình năm 2022 và 2023 lần là 17 lần và 15 lần. Mặc dù cần phải quan sát thêm về mức chi tiêu cho CNTT đang giảm đi, nhưng do FPT có lợi thế chi phí thấp, tỷ trọng doanh thu từ thị trường EU thấp nhất so với các công ty cùng ngành, tỷ lệ thanh toán lãi vay cao, và lượng tiền mặt ròng dồi dào, chúng tôi vẫn đánh giá tích cực về cổ phiếu FPT. Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cố phiếu FPT với giá mục tiêu 12 tháng dựa trên phương pháp SOTP là 95.400 đồng, tương ứng với 31% tiềm năng tăng giá. Rủi ro chính đối với khuyến nghị của chúng tôi là suy thoái kinh tế nghiêm trọng có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực dịch vụ CNTT trong nước và toàn cầu, cũng như mảng quảng cáo.

HPG (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 15.700 Đồng/cp): Cập nhật nhanh: Sản lượng tiêu thụ tháng 10 và kế hoạch dừng lò cao

Do thị trường chung đang diễn biến kém khả quan với tốc độ nhanh chóng, chúng tôi điều chỉnh giảm 16% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2022 của chúng tôi xuống 10,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng với khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022. Trong năm 2023, chúng tôi điều chỉnh giảm 14% ước tính lợi nhuận ròng xuống 10,88 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ nhờ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và giá than cốc giảm. Theo đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 12 tháng 15.700 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E không đổi và EV/EBITDA lần lượt là 7,5 và 5,5 lần, với trọng số ngang bằng. Chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để những công ty hàng đầu như HPG củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn. Yếu tố hỗ trợ tăng giá/rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi là sản lượng tiêu thụ thép và giá bán bình quân cao hơn/thấp hơn dự kiến.

HAH (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 38.500 Đồng/cp): Thách thức trong bối cảnh thị trường vận tải điều chỉnh

Thị trường vận tải container đã quay lại chu kỳ đi xuống sau một giai đoạn bùng nổ chưa từng có, và lợi nhuận của các công ty vận tải biển được dự báo cũng sẽ quay trở lại mức bình thường. HAH có thể không nằm ngoài xu hướng này, và chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ sẽ giảm đến năm 2024. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính dù tốc độ tăng trưởng quay về mức bình thường nhưng HAH có thể vẫn đạt lợi nhuận cao gấp 5 lần so với mức trước Covid do công suất được mở rộng đáng kể. Việc điều chỉnh giá cổ phiếu gần đây đã khiến cổ phiếu HAH xuống dưới giá trị sổ sách, chúng tôi cho rằng đây sẽ là thời điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn có thể không cao do thiếu các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Do đó, chúng tôi hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu HAH xuống TRUNG LẬP, với mức giá mục tiêu 1 năm là 38.500 đồng/cổ phiếu (P/E mục tiêu là 4 lần), tương đương với tiềm năng tăng giá là 23,7%.

IDC (MUA, Giá mục tiêu: 59.300 Đồng/cp): Hoàn thành vượt kế hoạch năm 2022

Luận điểm đầu tư: IDC đang giao dịch tại PE 2022 lần lượt là 5,5x và PB là 2,1x. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA từ báo cáo trước; Giá mục tiêu 1 năm là 59.300 đồng/cp - sau khi tăng tỷ lệ chiết khấu và giảm diện tích thuê từ giai đoạn 2024-2025 nhằm phản ảnh dòng vốn FDI chậm do suy thoái kinh tế. Chúng tôi đánh giá tích cực IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất sẵn sàng thuê 717 ha, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Chi phí đền bù giải tỏa thấp giúp IDC duy trì biên lợi nhuận gộp hoạt động KCN trên mức 50% trong giai đoạn 2022-2026. Bên cạnh đó, dòng thu tiền tích cực từ các KCN hiện hữu giúp tỷ suất cổ tức của IDC đạt mức 10,3%.

MSN: Ban lãnh đạo điều chỉnh giảm đáng kể kế hoạch năm 2022 do tác động của áp lực lạm phát và môi trường tiền tệ thắt chặt

Trong quý 3, MSN ghi nhận doanh thu đạt 19,5 nghìn tỷ đồng (giảm  17,3% so với cùng kỳ) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 543 tỷ đồng (giảm 52,5% so với cùng kỳ). Cả hai con số này đều thấp hơn một chút so với dự báo của chúng tôi, mặc dù chúng tôi đã  kì vọng lợi nhuận cốt lõi của tập đoàn sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng cuối năm 2022, do mức nền so sánh cao của năm ngoái và tâm lý người tiêu dùng yếu đi. Trong 3 quý đầu năm, tập đoàn đã đạt 55,5 nghìn tỷ đồng doanh thu (giảm 14,3% so với cùng kỳ) và 3,12 nghìn tỷ đồng LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (tăng  46,8% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 62% và 56% dự báo của chúng tôi. Mặc dù quý 4 thường là mùa cao điểm, nhưng chúng tôi có khả năng sẽ điều chỉnh giảm dự báo cho MSN do (1) doanh thu của MCH và WCM thấp hơn dự kiến; (2) tỷ suất lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng trong tất cả các mảng hoạt động. Chúng tôi cũng nhận thấy tác động tiêu cực của việc lãi suất tăng đối với lợi nhuận của MSN trong các quý tới. Với tổng dư nợ ròng là 53 nghìn tỷ đồng tính đến quý 3 năm 2022, lãi suất cao hơn có thể sẽ làm xói mòn lợi nhuận trong năm tới. Chúng tôi đang trong quá trình cập nhật mô hình và định giá đối với MSN, và sẽ sớm cung cấp thêm thông tin chi tiết trong báo cáo đầy đủ được công bố thời gian tới.

PVD (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 18.200 Đồng/cp): Tác động ngắn hạn từ việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu

PVD gần đây đã tổ chức cuộc họp công bố KQKD quý 3/2022 và đưa ra triển vọng của ngành trong năm 2023. Điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu và Việt Nam đã có những thay đổi lớn, với lãi suất cao hơn và rủi ro kinh tế đáng kể. Với những thay đổi trong dự báo và lãi suất chiết khấu, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 18.200 đồng/cổ phiếu (từ 23.800 đồng/cổ phiếu), phản ánh lợi nhuận điều chỉnh trong năm 2022 và 2023 và lãi suất chiết khấu cao hơn. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì đánh giá TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVD.

SAB (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 204.000 Đồng/cp): Tăng trưởng chậm lại trong thời gian tới

Điểm nhấn đầu tư: Chúng tôi đã tham dự cuộc họp công bố KQKD quý 3/2022 của SAB vào ngày 2 tháng 11. SAB ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở cả doanh thu và lợi nhuận, lần lượt đạt 102% và 196% so với cùng kỳ (được hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp của năm trước), do nhu cầu bị dồn nén và thị phần tăng lên. Ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng doanh thu sẽ ổn định trong trung hạn, trong khi chi phí nguyên vật liệu cao hơn có thể sẽ ăn mòn biên lợi nhuận gộp khi các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro hết hạn. Đồng thời, giá mạch nha tiếp tục tăng nhanh. Để phản ánh những lo ngại của chúng tôi về lợi nhuận trong tương lai, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12 tháng dựa trên phương pháp DCF/PER cho cổ phiếu SAB từ 213.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 204.000 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá 12%). Tuy nhiên, chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu. Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi là việc cạnh tranh khốc liệt hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.

PHR (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 51.000 Đồng/cp): Lợi nhuận bám sát kế hoạch

Định giá: Do lãi suất tăng gần đây, chúng tôi điều chỉnh tăng tỷ lệ chiết khấu trong định giá DCF. Bên cạnh đó, do việc cấp phép các khu công nghiệp Tân Lập và Tân Bình II chậm nên chúng tôi tiếp tục cắt giảm định giá cho các khu công nghiệp này. Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới là 51.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tiềm năng tăng giá là 26%. Chúng tôi duy trì xếp hạng KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PHR. Chúng tôi dự kiến công ty sẽ trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 40% trên mệnh giá (lợi suất 10%) vào tháng 12. Điều này cùng với sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 4 năm 2022 sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

HT1 (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 10.190 Đồng/cp): KQKD có thể đã tạo đáy trong quý 3/2022

Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của HT1 sẽ tăng trở lại về mức 400 tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ) vào năm 2023, dựa trên giả định rằng giá than sẽ giảm 10% so với mức đỉnh hình thành trong năm 2022. Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với HT1, với giá mục tiêu 1 năm là 10.190 đồng/cổ phiếu (tương ứng với tiềm năng tăng giá là 1%). Chúng tôi cho rằng cổ phiếu trong ngắn hạn có thể được hỗ trợ nhờ giá than giảm, dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4/2022 (tăng 19% so với cùng kỳ) và đẩy mạnh đầu tư công dự kiến vào năm 2023.

NVL: Chi phí tài chính cao đã kéo lùi lợi nhuận quý 3

Chúng tôi đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích của NVL được tổ chức vào ngày 28/10/2022. Sau đây là những nội dung chính từ cuộc họp. Trong khi doanh thu thuần đi ngang trong quý 3, LNST giảm đáng kể 56% so với cùng kỳ do bị ảnh hưởng bởi chi phí tài chính tăng cao. Tại thời điểm cuối quý 3/2022, NVL có tỷ lệ đòn bẩy tương đối cao so với các chủ đầu tư bất động sản khác, ở mức khoảng 1,6x D/E, công ty cũng có dư nợ bằng USD chiếm 24% tổng dư nợ, do đó áp lực tài chính đối với NVL sẽ lớn hơn cho đến cuối năm nay và sang năm sau, do các điều kiện thắt chặt trên thị trường huy động vốn cũng như các điều kiện thị trường nhìn chung không thuận lợi.

VHC (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 76.400 Đồng/cp): Tăng trưởng chậm lại do nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ giảm sút

Điểm nhấn đầu tư: VHC công bố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế  trong quý 3/2022 lần lượt đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 46,2% so với cùng kỳ) và 460 tỷ đồng (tăng 80% so với cùng kỳ). Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ so với mức cơ bản thấp của năm trước, nhưng VHC đã ghi nhận lợi nhuận ròng theo quý thấp nhất kể từ quý 4 năm 2021 cả về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2022. Điều này là do doanh thu từ Hoa Kỳ (thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của VHC) giảm 41% so với quý trước, phản ánh lượng hàng tồn kho cao và lạm phát kéo dài. Trong thời gian tới, chúng tôi dự báo nhu cầu sẽ tiếp tục giảm tốc, trong khi giá bán bình quân đã đạt đỉnh. Năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 12,9 nghìn tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ) và 1,7 nghìn tỷ đồng (giảm 27% so với cùng kỳ). Với mức giá hiện tại 73.000 đồng/cổ phiếu, VHC đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 5,8 lần và 7,9 lần. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VHC và giá mục tiêu 1 năm là 76.400 đồng/cố phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 5%).

HPG (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 18.000 Đồng/cp): Nhu cầu chậm lại là mối lo ngại chính trong thời gian tới

HPG báo lỗ 1,79 nghìn tỷ đồng trong quý 3 năm 2022 - khoản lỗ đầu tiên kể từ quý 4 năm 2018, chủ yếu do mảng kinh doanh thép trong bối cảnh giá thép giảm, hàng tồn kho giá cao và tác động của lỗ tỷ giá. Mặc dù biến động giá thép có thể giảm đi trong thời gian tới nhưng nhu cầu suy yếu trên thị trường toàn cầu cũng như thị trường trong nước có thể vẫn là một thách thức đối với HPG trong tương lai. Do đó, chúng tôi hạ khuyến nghị HPG từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LÂP, với giá mục tiêu 1 năm giảm đáng kể xuống 18.000 đồng/cổ phiếu (từ 27.600 đồng/cổ phiếu).

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG xuống 12,2 nghìn tỷ đồng, giảm 65% so với mức đỉnh năm 2021. Lợi nhuận ròng năm 2023 dự kiến sẽ đi ngang so với năm 2022, đạt mức 12,6 nghìn tỷ đồng (tăng 3,3% so với cùng kỳ). Trong khi tác động của hàng tồn kho chi phí cao có thể giảm dần trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng giá thép giảm cùng với nhu cầu suy yếu có khả năng dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ cho đến nửa đầu năm 2023.