Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 4

Bộ đề thi học học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 là tài liệu được Tip.edu.vntổng hợp, chọn lọc các đề ôn luyện các dạng bài tập nâng cao môn Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, có thêm nguồn tài liệu chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về trọn bộ đề thi.

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

A. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương

Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?

A. nước uống B. xe hơi C. xe cộ D. ăn cơm

Câu 3: (1/2đ) Từ nào không phải là từ ghép?

A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi

Câu 4: Từ nào là danh từ?

A. cái đẹp B. tươi đẹp
C. đáng yêu D. thân thương

Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. vừa đi vừa chạy B. đi ôtô
C. đi nghỉ mát D. đi con mã

Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?

A. xanh ngắt B. xanh biếc
C. xanh thẳm D. xanh mướt

Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?

A. Nguyên nhân – kết quả B. Điều kiện, giả thiết – kết quả
C. Đối chiếu, so sánh, tương phản D. Tăng tiến

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:

a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè

Hãy cho biết: 2 từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào (về nghĩa và về cấu tạo từ)?

Câu 3: (1,5đ)

Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

Câu 4: (4,5đ) Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 – 25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em đối với cảnh vật đó.

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

A. sơ xác B. xứ sở
C. xuất xứ D. sơ đồ

Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?

A. cần mẫn B. học hỏi
C. đất đai D. thúng mủng

Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?

A. cuộc sống B. tình thương
C. đấu tranh D. nỗi nhớ

Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?

A. tổ tiên B. tổ quốc
C. đất nước D. giang sơn

Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. lăn tăn B. tí tách
C. thấp thoáng D. ngào ngạt

Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. mùa xuân B. tuổi xuân
C. sức xuân D. 70 xuân

Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?

A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:

a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.

b) Gió mát đêm hè mơn man chú.

Câu 2: (0,5đ) Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?

Hôm nay, học sinh thi Tiếng Việt

Câu 3: (1,5đ) Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…

Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?

Câu 4: (4,5đ) Chọn một trong 2 đề văn sau:

a) Năm năm qua, mái trường tiểu học đã trở thành người bạn hiền, thân thiết của em. trước khi xa trường để học tiếp lên Trung học cơ sở, em hãy tâm sự với trường một vài kỉ niệm êm đềm sâu sắc của thời học sinh Tiểu học đã qua.

b) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy (cô) giáo đã dạy em dưới mái trường Tiểu học.

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?

A. Quốc B. Thuý
C. Tùng D. Lụa

Câu 2: Chỉ ra từ phức trong các kết hợp sau?

A. kéo xe B. uống nước
C. rán bánh D. khoai luộc

Câu 3: Từ nào không phải là từ láy?

A. quanh co B. đi đứng
C. ao ước D. chăm chỉ

Câu 4: Từ nào là động từ?

A. cuộc đấu tranh B. lo lắng
C. vui tươi D. niềm thương

Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. cuồn cuộn B. lăn tăn
C. nhấp nhô D. sóng nước

Câu 6: Tiếng “đồng” trong từ nào khác nghĩa tiếng “đồng” trong các từ còn lại?

A. đồng tâm B. cộng đồng
C. cánh đồng D. đồng chí

Câu 7: (1/2đ) CN của câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” là:

A. Những con voi B. Những con voi về đích
C. Những con voi về đích trước tiên D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Gạch dưới các bộ phận song song trong các câu sau và cho biết chúng giữ chức vụ gì trong câu:

a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

Câu 2: (0,5đ) Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về.

Câu 3: (1,5đ) Trong bài “Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ

Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

Hãy cho biết, đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?

Câu 4: (4,5đ) Hãy viết một bài văn tả một cái cây cho bóng mát ở san trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Từ nào viết đúng chính tả?

A. trong chẻo B. chống trải
C. chơ vơ D. chở về

Câu 2: Từ nào là từ ghép?

A. mong ngóng B. bâng khuâng
C. ồn ào D. cuống quýt

Câu 3: Từ nào là từ ghép phân loại?

A. học tập B. học đòi
C. học hành D. học hỏi

Câu 4: Tiếng “ăn” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. ăn cưới B. ăn cơm
C. da ăn nắng D. ăn ảnh

Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. chăm chỉ B. siêng năng
C. chuyên cần D. ngoan ngoãn

Câu 6: Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí?

A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả. B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức. C. Cây đổ vì gió lớn.

D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn

      Để học tốt Tiếng Việt là một câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh thắc mắc. Muốn học tốt bất kì một môn học nào cũng cần có phương pháp cụ thể. Với những bạn có mong muốn chinh phục đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt 4, hay đề thi học kì 1, học kì 2, chúng tôi có một số lời khuyên rất hữu ích cho các bạn.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 4

      Thứ nhất, luyện đọc nhiều. Với yêu cầu kiến thức khó và chuyên sâu hơn ở chương trình cơ bản. Trong Tiếng Việt 4, học sinh sẽ học thêm một số phép luyện từ và câu, các vế của một câu, nghĩa của từ trong câu, … Để làm bài tập này, học sinh cần có vốn hiểu biết phong phú về từ vựng.

      Thứ hai, làm nhiều bài tập. Đọc giúp các bạn mở rộng từ vựng. Luyện tập thường xuyên giúp tăng khả năng ghi nhớ những kiến thức đã học. Đồng thời, nó cũng là cách để làm quen với mọi dạng bài tập trong đề thi hsg Tiếng Việt 4.

Có thể bạn quan tâm:  Những bài văn hay lớp 4 – Tổng hợp văn mẫu chọn lọc

Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 4
Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 4
Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 4

Đề thi hsg chuẩn nhất năm 2020

      Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt 4. Đây là tài liệu phù hợp cho những bạn đang có nhu cầu ôn thi cho kì thi hsg, hoặc những bạn có niềm yêu thích với môn Tiếng Việt 4.

      Đề thi hsg Tiếng Việt 4 này gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. Trắc nghiệm chiếm 2.5 điểm. Phần tự luận chiếm 7.5 điểm. Đề thi bao gồm cả những câu liên quan đến luyện từ và câu, tập làm văn, … ở mức độ khó.

      Bên cạnh tài liệu này, chúng tôi còn có đề thi hsg Toán 4, tài liệu cho violympic Toán 4, Giáo án lớp 4, … Các bạn có thể tham khảo để tải về nhiều tài liệu miễn phí chất lượng nhé!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung